Tự thiêu cúng Phật: Đừng hiểu sai Phật pháp

Thứ tư, 29/08/2012, 08:01
Trong giáo lý của nhà Phật, việc đốt thân thể làm đuốc cúng dường chư Phật vẫn được nhắc đến. Tuy nhiên,  việc tự thiêu này phải đem lại lợi ích gì cho đạo Pháp, những người chung quanh hay chính bản thân thì mới xem là việc làm đúng chánh pháp.

>>Khi teen yêu không được thì... tự thiêu
>>Chồng ôm vợ tự thiêu sau tuần trăng mật
>>Bị chối tình, nam sinh tẩm xăng tự thiêu
>>Tây Tạng: Lại có người tự thiêu
 
Tự thiêu để cúng Phật...?
 
Hiện nay, một số người tu trẻ sau khi tiếp xúc với giáo lý nhà Phật, họ cho rằng việc đốt thân thể là sự cúng dường giá trị tâm linh cao lớn nhất nên muốn thực hiện.
 
Điển hình như trường hợp chú tiểu Thích Minh Tạng, 18 tuổi, tu tại chùa Tây Long (Phú Thọ). Chú tiểu này đã tự thiêu ở bậc thứ 18 của con đường trong chùa vào ngày 15/8 (28/6 âm lịch).
 
Theo như nội dung bức tâm thư để lại của chú tiểu thì vì trước đây đã có những tháng ngày ăn chơi làm phiền lòng cha mẹ. Sau khi xuất gia tu học, chú tập trung tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, tìm hiểu các trước tác của HT Tuyên Hóa và rất tâm đắc với những lời khai thị của Ngài. Chính vì điều này nên phát nguyện tự thiêu để cầu vãng sanh và cúng dàng Tam Bảo.
 
Việc tự thiêu mà có lợi cho Phật pháp thì mới nên làm (ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu để hộ đạo tại Sài Gòn)
 
Lý giải về việc làm này của chú tiểu Thích Minh Tạng, một số người cho rằng, việc tự thiêu của chú là sự giải thoát về nơi cực lạc, để cầu mong con người được sống sung sướng hơn. Có người còn cho rằng đây là căn duyên của một người nhà Phật đã chọn con đường về cõi cực lạc để mong cầu vãng sanh.
 
Không chỉ có chú tiểu Thích Minh Tạng, trước đó một số người đi tu cũng đã từng làm. Năm 2010, một chú tiểu tên Phạm Quốc, pháp danh Đồng Tuế, sinh năm 1991, cũng đã tự thiêu tại khuôn viên sân chùa (thuộc Chi hội An Nhơn, An Nhơn, Bình Định). 
 
Hay sư Thích Nguyên Tâm, xuất gia năm 17 tuổi. Lập thất tu học với hòa thượng Thích Thiện Tâm tại Đức Trọng - Tuyên Đức (nay là Đức Trọng - Lâm Đồng). Sau khi tha thiết hành trì kinh Đại Thừa Pháp Hoa, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, thầy đã tự thiêu vào đêm 14/11 năm Giáp Dần - 1974 (khi mới 28 tuổi) với chí nguyện: "Tôi tự thiêu để cúng dường Chư Phật". 
 
Không có ích cho ai thì đừng làm
 
Trao đổi về vấn đề tự thiêu cúng Phật, Đại đức Thích Như Bình (chùa Khánh Hỷ, Đạ Huoai, Lâm Đồng) cho rằng: “Việc đốt một phần thân thể trong hoặc ngoài các đại giới đàn hiện nay của Phật giáo đại thừa chỉ mang ý nghĩa rèn luyện đức kham nhẫn, biểu tượng cho sự dấn thân đời mình trong việc tu hành và hoằng dương chánh pháp cho người xuất gia tu học. 
 
 
Đối với việc đốt một phần thân thể trong các giới đàn Phật giáo chỉ mang ý nghĩa rèn luyện đức kham nhẫn, biểu tượng cho sự dấn thân đời mình trong việc tu hành và hoằng dương chánh pháp cho người xuất gia tu học
 
 
Điều này nhằm nhắc cho người tu sĩ cần cố gắng tinh tấn, vượt qua tất cả những trở ngại khó khăn để đi đúng con đường tìm cầu giải thoát mà đức Phật chỉ dạy.
 
Còn ý nghĩa cho rằng đốt thân thể để mong chúng sinh bớt khổ thì chúng ta cần hiểu việc đốt một phần thân thể này chỉ nhằm mong chư Phật chứng giám cho ý nguyện dấn thân tu hành và hoằng dương chánh pháp của người tu. Từ đó, người xuất gia cố gắng hoằng pháp để mang lại lợi lạc cho đời, làm cho chúng sinh vơi khổ”.
 
Đại đức Thích Như Bình còn nhấn mạnh: “Nếu người tu nào cũng cho rằng tự thiêu cúng Phật như chú Thích Minh Tạng hay một số tu sĩ trẻ nào đó là chính đáng và sẽ được giải thoát về nơi cực lạc thì có lẽ chẳng ai cần phải gia công tu hành. Người nào muốn về thế giới cực lạc thì cứ việc phát nguyện tự thiêu? 
 
Sư Thích Minh Giác, Tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh cũng nhìn nhận: “Nếu như đức Bồ tát Thích Quảng Đức hay các vị Thánh tử đạo hồi trước tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo, kêu gọi sự đoàn kết bảo vệ chánh đạo, cùng nhau đấu tranh giải cứu đất nước thì việc vô cớ chọn đến cái chết và bảo là cúng dường Tam Bảo này hành động mông muội, không đúng với chánh pháp của nhà Phật.
 
Một người bắt đầu từ khi thành Phật tử, đi tu thọ giới Sa Di rồi lên Tỳ Kheo/Tỳ Kheo Ni đều được học về giới sát sanh. Đây là giới trọng của nhà Phật, không ai được vi phạm. Việc tự thiêu mà không vì lợi ích gì có thể xem đây là việc tự sát (tự giết bản thân), mà sát sinh ở đây là cấp độ con người tội càng lớn. Đối với nhà Phật, những cái chết này rất khó siêu độ.
 
Phật giáo có quan điểm: “Phụng sự chúng sanh tức là cúng dường chư Phật”, chúng ta phải hiểu rằng sự hy sinh cho đạo Pháp có nghĩa là lăn xả vào cuộc đời, làm lợi ích cho xã hội. Vì thế việc tự thiêu để nói là cúng dường cho Tam Bảo ngày nay không phù hợp với bối cảnh xã hội đang phát triển.
 
Tội lỗi do thân, khẩu, ý tạo ra, người tu phải nhận diện để thay đổi, chứ không thể đụng chút là đốt. Đốt thân thể đi có công đức gì đây? Phải hiểu rõ công đức, công là làm cái gì có lợi cho người, cho mình thì mới có đức được. 
 
Khi sống cần phục vụ, giúp đỡ tha nhân, còn khi chết nếu chỉ còn xác thân này vẫn có thể hiến cho y học, cho các trường Đại học y khoa làm công tác nghiên cứu không phải có lợi hơn sao?"
 

Theo Kienthuc

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích