Đây là khẳng định của ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) trước thông tin có doanh nghiệp tuyển dụng lao động sang hai thị trường này.
Thông tin từ một số lao động cho biết, họ được các “cò mồi” môi giới đi làm xây dựng, cơ khí ở Angola, và Algeria. Số lượng tuyển không hạn chế, trình độ thấp, thu nhập cao từ 1.000 – 1.200 USD. Tiền phí cho mỗi lần môi giới là 1.500 USD/lao động.
Khai giảng lớp học tiếng Đức cho y tá, hộ lý Việt Nam.
|
Thực tế, những năm 1980-1985, VN có đưa lao động đi làm việc ở một số quốc gia ở châu Phi, đặc biệt là Bắc Phi. Ở Algeria, VN chủ yếu đưa các chuyên gia giáo dục, y tế, nông nghiệp… nhưng chưa hề đưa lao động phổ thông sang làm việc.
Thời điểm này, đa phần các nước ở Trung Đông và Bắc Phi cần lao động trong lĩnh vực xây dựng, đây cũng là lĩnh vực nhiều doanh nghiệp XKLĐ của VN muốn tham gia.
Hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước đang tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp và phối hợp với cơ quan ngoại giao VN tại khu vực này để xem xét, đánh giá để làm tờ trình. Nếu an toàn, thì Cục sẽ cấp giấy phép để các doanh nghiệp XKLĐ.
Theo ông Hải, để đảm bảo an toàn, lao động đi XKLĐ theo 4 “kênh” chính là: Thông qua các công ty được cấp giấy phép XKLĐ, thông qua Cục Quản lý lao động ngoài nước (các chương trình dịch vụ công), hoặc các Sở LĐTBXH địa phương. Nếu lao động có trình độ tay nghề tốt, ngoại ngữ tốt, kinh nghiệm tốt thì có thể giao kết hợp đồng cá nhân trực tiếp với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài.
* Ngày 4/3, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam và Viện Goethe tổ chức khai giảng lớp học tiếng Đức cho 120 y tá, hộ lý Việt Nam. Đây là lớp học thuộc Dự án thí điểm đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc (chăm sóc người già) tại Đức.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: “Hơn 120 học viên này sẽ được Viện Goethe trực tiếp giảng dạy tiếng Đức trong vòng 6 tháng. Kết thúc khóa học, 100 học viên đạt được trình độ A2 tiếng Đức sẽ sang Đức học tập và làm việc.
Sau 3 năm, lao động có thể thi để lấy chứng chỉ quốc gia về chăm sóc người già tại nước này Hết 3 năm, lao động có thể lựa chọn hoặc tiếp tục làm việc hoặc trở về nước làm việc”.
Trong thời gian đào tạo tại Việt Nam, các ứng cử viên sẽ được ăn ở miễn phí và được hỗ trợ một khoản tiền sinh hoạt phí.
Theo Danviet