Hà Nội có nhiều khu tập thể cũ, được xây dựng trong giai đoạn 1954-1965 như tập thể Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thọ Lão, Quỳnh Lôi, Văn Chương, hay trong giai đoạn từ 1965-1986 như tập thể Trương Định, Trung Tự, Giảng Võ.
Khu tập thể Kim Liên là khu nhà ở đầu tiên được bố trí theo hình thức tiểu khu, có nhóm nhà, có hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, sân vận động, cửa hàng bách hóa. Nhà được xây cao tầng, bố cục chạy dài và song song.
Sau đó tập thể Nguyễn Công Trứ cũng được xây dựng hoàn chỉnh theo hình mẫu này, có trường mẫu giáo, nhà trẻ, có cửa hàng bách hóa với mặt chính quay ra đường Nguyễn Công Trứ, mặt quay vào trong là nhà ăn, cửa hàng giải khát.
Giữa các khối nhà có cây xanh, sân chơi cùng hạ tầng hoàn chỉnh. Khu Văn Chương được thiết kế bởi những nhóm nhà 2 tầng mái ngói, khu phụ tập trung; kết hợp nhà 5 tầng bố trí theo tuyến đường bao bên ngoài, dưới có cửa hàng. Trong khu cũng có đủ trường học, nhà trẻ, mẫu giáo.
Đến giai đoạn 1965-1986, Hà Nội bắt đầu phát triển các kiểu nhà lắp ghép đơn giản. Mẫu nhà ở 2 tầng lắp ghép tấm lớn độn vật liệu xỉ, xây dựng thí điểm năm 1971-1972 tại Trương Định, Yên Lãng. Sau đó các mẫu nhà lắp ghép tấm lớn 5 tầng có nhiều ưu điểm hơn, được triển khai hàng loạt tại Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Vĩnh Hồ… Có thể nói kiến trúc nhà ở đã phản ánh rất sát điều kiện kinh tế xã hội mỗi thời kỳ.
Trải qua thăng trầm, tới nay, một số khu tập thể cũ đã được phá dỡ, xây dựng thành chung cư cao tầng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khu tập thể, đang là nơi sinh hoạt của hàng nghìn người dân Hà Nội, qua nhiều thế hệ. Phần lớn, các khu tập thểđều bị xuống cấp trầm trọng, chờ ngày "thay áo mới".
Chùm ảnh cảnh sinh hoạt đời thường tại các khu tập thể cũ Hà Nội, rất quen mà cũng rất lạ:
Chung cư B1 khu tập thể Văn Chương bị lún và nghiêng. |
Một cụ già đánh răng rửa mặt buổi sáng ở ngoài ban công |
Cảnh vệ sinh buổi sáng tại tầng 1 |
Phòng khách là nơi rộng rãi nhất của mỗi căn hộ, song nhiều khi do quá chật chội, nó thường kiêm nhiệm thêm cả nhiệm vụ của phòng ngủ. |
Tuy diện tích nhỏ, song nhiều căn hộ tập thể là nơi sinh sống của 2-3 thế hệ trong cùng gia đình |
Một phụ nữ nhóm bếp than tổ ong, chuẩn bị cho bữa cơm chiều |
Vòi nước của nhiều gia đình tại khu phụ |
Nước sạch tại các khu tập thể cũ luôn là vấn đề muôn thủa. Nhiều gia đình phải trữ thêm nước. |
Một người đàn ông rửa rau. Do thiết kế kiểu cũ, nhà bếp lại kẹt giữa 2 nhà vệ sinh |
Hành lang dẫn vào một căn hộ |
Phơi phóng ngoài ban công... |
Một người phụ nữ đo đạc, chuẩn bị làm lại cánh cửa mới cho nhà vệ sinh |
Người thu dọn nhà cửa, người sửa chữa xe máy |
Dù diện tích vô cùng chật hẹp, song nhiều người vẫn tận dụng không gian để trồng hoa và cây xanh |
Trẻ con nô đùa tại sân tập thể |
Thanh thiếu nhi chơi cầu lông |
Các cụ già ngồi nghỉ ngơi hóng mát |
Hàng quán ở chân khu tập thể là một phần không thể thiếu |
Đợi cắt tóc |
Theo ANTD