Làng gốm kinh thành bị lãng quên ở Hà Nội

Thứ ba, 02/04/2013, 21:33
Chỉ cách gốm Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, nhưng ít ai biết đến làng gốm Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) nức danh một thời, cùng với Phù Lãng, Bát Tràng đây là 3 làng nghề gốm thịnh vượng nhất khu vực phía Bắc.

Làng gốm cổ Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, nằm ở phía đông nam Hà Nội. Theo nhiều nghiên cứu về khảo cổ và lịch sử, nghề gốm ở Kim Lan đã xuất hiện từ rất lâu, có thời kỳ phát triển đến cực thịnh. Các sản phẩm gốm Kim Lan không quá cầu kỳ, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, làng Kim Lan được biết đến là nơi sản xuất đồ gốm gia dụng của kinh thành Thăng Long xưa.

Gốm Kim Lan chính là sự cô đọng những điều tinh túy nhất của con người nơi đây. Bằng bàn tay khéo léo, sự tâm huyết gửi gắm trong từng sản phẩm, người dân làng Kim Lan, cùng với Phù Lãng (Bắc Ninh), Bát Tràng (Hà Nội), đang góp phần làm phong phú, đa dạng và phát triển nghề gốm khu vực phía Bắc nước ta.

lang gom

Làng gốm Kim vắng người, ngay cả một quán trà đá cũng không có. Nhưng ít ai biết rằng nó ra đời trước cả làng gốm Bát Tràng, là một trong 3 làng nghề phát triển hưng thịnh nhất miền Bắc nước ta.

Năm 2001, nhà khảo cổ Nhật Bản Nishimura Masanari và các sinh viên đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành khai quật di tích Kim Lan. Tại ba hố đào thám sát đã tìm thấy nhiều mảnh gốm sứ cao cấp, trong đó có gốm sứ Long Tuyền, Việt Châu của Trung Hoa.

Đặc biệt, tại đây còn tìm thấy nhĩ bôi (chén uống rượu có tai) từ thế kỷ 11, một mảnh vỡ của đĩa men lam, đường kính 45cm, lòng đĩa vẽ phượng, lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam, ngoài ra còn thấy dấu tích một lò nấu đường và nền một công trình kiến trúc kích thước 20x10m.

Đầu năm 2003, di vật tìm được gồm vật liệu kiến trúc, vật liệu trang trí, đồ gốm sứ cổ. Đặc biệt người ta còn tìm thấy các con kê, mảnh bao nung, đồ gốm sống men, đồ phế phẩm... dấu tích của lò gốm thời Trần còn khá nguyên vẹn.

Dựa trên kết quả ba lần khai quật, các nhà khảo cổ đi đến kết luận: Kim Lan từng là trung tâm sản xuất gốm sứ cổ vào thế kỷ 13-14. Gốm Kim Lan có khả năng xuất khẩu do những mảnh gốm thời Trần có hoa văn gần giống những mảnh gốm tìm thấy ở Philippines và Indonesia. Đến nay người dân và các nhà khảo cổ đã tìm được hàng vạn di vật trên đất Kim Lan. Nhờ đó, khu vực Hàm Rồng, xã Kim Lan chính thức được công nhận là di chỉ khảo cổ học.

Dù có lịch sử và truyền thống lâu đời hơn hẳn Bát Tràng nhưng Kim Lan cứ lặng lẽ, bình dị như từ xưa vẫn thế. Người dân Kim Lan cứ cần cù, chân chất như từ xưa vẫn thế...

 

lang gom

Làng gốm Kim Lan vốn được coi là nơi cung cấp gốm gia dụng cho kinh thành Thăng Long xưa.

lang gom

Gia đình anh Cường (xóm 2, Kim Lan, Hà Nội) chuyên sản xuất các lọ gốm.

Anh Cường cho biết: "Một ngày làm việc 10 tiếng, công việc tuy vất vả nhưng nó đã ngấm vào máu của mình".

lang gom

 Nghề gốm vất vả, quanh năm phải tiếp xúc với khói, bụi, than.

Nhất là trong những ngày nắng nóng, nỗi nhọc nhằn hằn rõ trên gương mặt người thợ gốm.

lang gom

Sau khi lấy gốm từ khuôn, chúng được mang ra ngoài nắng để phơi.

lang gom

Những người làm gốm ở đây cho biết, nghề làm gốm vất vả,nhưng người dân Kim Lan vẫn quyết giữ nghề, 90% người dân ở đây theo nghề gốm.

lang gom

Từ những nguyên liệu thô này, người thợ phải thực hiện rất nhiều công đoạn chế biến như đánh tan, lọc đất (làm lắng), ép luyện, định hình (nặn, vuốt…). Một trong những kỹ thuật cổ truyền vẫn được người thợ làng gốm Kim Lan áp dụng là sử dụng đèn soi để sấy khô sản phẩm khi thời tiết có độ ẩm cao.

lang gom

Các lò nung gốm thường rất bé, người dân phải chen chúc để qua lại.Hầu hết gốm đều trải qua quá trình nung trong vòng 6 tiếng, nhiệt độ lên tới 1.700 độ.

lang gom

Toàn 19 tuổi, làm được một tuần tại cơ sở gốm ở Kim Lan.

lang gom

Điểm đặc biệt của gốm Kim Lan là các sản phẩm không quá cầu kì về chi tiết mà tạo được sự tiện dụng, thoải mái cho người sử dụng.

lang gom

Các sản phẩm của làng gốm rất phong phú và đa dạng, từ những sản phẩm nhỏ như chiếc ống đựng tăm, chân nến đến những sản phẩm lớn như chậu trồng cây cảnh, bình đựng rượu, vại muối dưa.

Theo Infonet

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích