Thà để máu chảy thành sông, cũng không cho phép sinh thêm một con.
Hôm nay trốn đi để tránh chính sách kế hoạch hóa gia đình, ngày mai về không còn nhà.
Cách nào cũng được: Phá thai, nạo thai, hút thai cũng phải cho bằng được cái thai ra ngoài.
Sinh đẻ vượt kế hoạch sẽ bị triệt sản và phải nộp phạt nặng.
Trợ cấp 2 nhân dân tệ cho một lần kiểm tra có thai hay không.
Không phá, không bỏ thì nhà tan cửa nát.
Ngoài những khẩu hiệu nói trên còn có một số khẩu hiệu khác cũng không kém phần ghê rợn như: "Dù có phải xây thêm 10 ngôi mộ cũng không thêm 1 người", "Ai không tuân thủ chính sách kế hoạch hóa gia đình, sẽ bị nhà tan cửa nát", "Sinh thêm một người, triệt sản toàn thôn"...
Trung Quốc đã thực hiện chính sách một con từ năm 1979 để hạn chế tốc độ tăng dân số. Với những biện pháp cứng rắn, Trung Quốc đã ngăn chặn được 400 triệu người ra đời kể từ đó đến nay, giúp Trung Quốc kiềm chế dân số ở mức 1,3 tỉ người. Năm 2010, giám đốc Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và dân số quốc gia Trung Quốc cho biết sẽ không thay đổi chính sách này trước năm 2015.
Dù kiềm chế được mức độ tăng dân số nhưng Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với hậu quả xã hội nghiêm trọng của chính sách này.
Quan niệm trọng nam khinh nữ kết hợp với chính sách một con đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỉ lệ nam - nữ. Ở thành phố, tỉ lệ này hiện là 120 nam - 100 nữ, còn ở nông thôn là 130 nam - 100 nữ. Do đó, trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ “thừa” 30-40 triệu nam giới, có nghĩa là cứ 5 trai thì có 1 sẽ không kiếm được vợ.
Theo TTVN