Từ tiểu thuyết Kim Dung đến Xà hình quyền

Thứ ba, 12/02/2013, 10:15
Thoát ra khỏi những trang truyện Kim Dung, ngoài đời võ rắn cũng là một chiêu thức đáng nể trong các bí kíp võ học, trong đó vang danh hơn cả là Xà quyền hay còn gọi là xà hình quyền.

Xà hình quyền

Rắn là một trong những loài động vật tiêu biểu được con người quan sát để học tập, hình thành các bí quyết võ công và vận dụng vào việc di chuyển, né tránh, chống đỡ, truy kích… khi gặp đối phương là con Rắn (trong thuật ngữ Võ học gọi “Xà quyền”). 



Xà hình quyền là một bài võ tiêu biểu của võ học Trung Hoa. Vì bắt chước hình, thần, ý, kình của rắn mà có tên là Xà hình quyền, về nguồn gốc cũng khác nhau. Thời nhà Minh, Thiếu Lâm quyền và Nam quyền, trong đó đã cóxà quyền. Thời nhà Thanh trong Hình ý quyền, Bát quái chưởng đã có xà hình thủ bộ, gần đây đã dần hoàn chỉnh. Các nơi như Triết Giang, Quảng Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tô, Hồ Nam, Giang Tây, cho đến Hong Kong, Đài Loan cũng đều truyền tập.


Đặc trưng kỹ pháp này là trong nhu có cương, cương nhu tương tế, trong tĩnh có động, thần giữ thì lấy hình, ý ngụ ở phép (pháp), thân linh (động), bộ hoạt (bát), mắt (nhãn quang) sắc, tay nhanh.

Về kỹ pháp thì có đánh mở màn, đánh tĩnh, đánh dụ trá bại, đánh mạnh xung quyền, đánh chạy, đánh đám đông, đánh lớn, đánh liều lĩnh cố giành thắng trong bại.

Có giá trị thực dụng tương đối cao, trong chiến đấu thực sự thì yêu cầu: “Thân phải lắc lư, bộ hình phải di chuyển không ngừng, hai tay chợt né vươn mà đánh, bước vòng vèo bước (bộ) hợp thân, ...; dùng chỉ pháp (ngón tay) thọc vào yết hầu (cổ họng) nhanh và chính xác, hai rồng vờn ngọc chưởng phục nhắm vào hai bên sườn và hông của địch, tay hạc chợt mổ vào chợt đánh đỉnh; chân khi nhóm điểm lúc hạ thấp lờn vờn xung quanh tìm chỗ sơ hở mà tiến vào, vuốt hổ tiến, tiến nhanh ứng chậm, khéo mền vờn.

Phát kình hét lên tiếng trợ thế, lấy khí thúc kình, lấy mắt chuyển thần”, uy phong ngời ngời, thần thái sung mãn.

Xà quyền có các bài múa chủ yếu là: Rắn thần luyện trăng (xà thần luyện nguyệt), Rắn vàng từ đất nhô lên (kim xà lục khởi), Rắn quật động trời (xà phiên thiên chân), Rắn trắng phun bọt (bạch xà phẫn mạt), Rắn lăng lướt sương (xà đằng tẩu lộ), Rắn sừng quẫy đuôi (giác xà ứng vĩ) đều do các động tác hình tượng hóa tổ hợp các động tác cơ bản của loài rắn tinh tuyển thành. Về khí giới thì có xà hành đao, xà hành kiếm.

Tuyệt kỹ Xà quyền Việt

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu võ học tiền bối cũng đã sớm chuyển hóa, phổ quát các tính năng đặc biệt tinh diệu của loài rắn vào nhiều bài quyền thuật, binh khí lẫn các biệt chiêu, đòn thế hóc hiểm và một số tuyệt kỹ võ chiến đấu của dân tộc.

Những tính năng tinh diệu của rắn chính là khả năng phóng xa, trườn nhanh, quất mạnh, uốn lượn, cuốn, siết, cắn, mổ, chuyển hóa linh diệu (thoắt ẩn, thoắt hiện, khi mềm dẻo, khi cứng rắn, cường mãnh), ứng biến mau lẹ, rình mồi, săn mồi, vồ mồi cực kỳ chính xác, hiệu nghiệm, thích nghi ở mọi lúc, mọi nơi (dưới đất, trên cây, trong hang động). Đặc biệt, “vũ khí” độc hiểm nhất của rắn chính là ở miệng, ở nọc.

Xà quyền Việt.

Cùng với các biệt chiêu thần diệu, biến hóa khôn lường và các bí thuật cực kỳ độc hiểm của môn “Võ rồng” (Long quyền), “Võ Hổ” (Hổ quyền), “Võ Khỉ” (Hầu quyền), “Võ Hạc” (Hạc quyền), “Võ gà” (Kê quyền)… thì môn “Võ Rắn” (Xà quyền) còn mang cả những bí quyết độc đáo được phổ quát trong các đồ hình “Bát Quái pháp”, đồ hình “Tấn pháp” (bộ chân, trong võ thuật còn gọi “bộ ngựa”) và nhiều bộ pháp quan yếu khác.

Trong đó các tính năng đặc dị của môn “Xà quyền” được tổ tiên chúng ta nâng lên thành những quyền năng tuyệt thế để áp dụng một cách hiệu nghiệm trong chiến đấu.

Cụ thể bài Xà quyền được đúc kết tinh gọn với những tuyệt thế như sau: Thanh Xà đảo mã/ Cường Long xuất hải/ Ngọc trản ngân đài/ Hồi Mã Tướng quân/ Tả tảo tung phong/ Tấn đả song khai/ Hắc Ngưu khai giác/ Chuyển thân nghịch cước.

Từ các bộ pháp linh ứng và tuyệt kỹ võ công này đã giúp Võ Việt có điều kiện khai mở, hình thành nhiều thế võ, bài võ liên hoàn, chiến đấu sắc bén, mang tầm sát thương cao, phù hợp với từng đối phương, từng trận chiến, góp phần bổ sung vào kho tàng Võ cổ truyền dân tộc và sau này là nền Võ học Việt Nam ngày thêm đồ sộ.

Theo VTC

Các tin cũ hơn