Giường công chúa là loại cổ, hoành tráng như một cung điện thu nhỏ. Mặt giường được lát đá hoa cương nguyên khối, xung quanh quây gỗ. Đầu giường được chạm trổ tinh vi các họa tiết, hoa văn mà chỉ giới quý tộc mới được dùng.
|
Hình ảnh chiếc giường công chúa của đại gia đất Kinh Bắc vừa được chuyển ra từ Sài Gòn. |
Tương truyền, chiếc giường cổ công chúa này có từ thời xa xưa và được làm riêng cho công chúa – ái nữ của vị vua thời phong kiến.
|
Bốn xung quanh của chiếc giường này được thiết kế bằng những vai gỗ nguyên khối để lắp rèm làm màn. |
Đại gia xứ Kinh Bắc, cũng là dân sưu tầm đồ cổ lâu năm cho biết: gần chục năm trước, anh mua được chiếc giường công chúa cổ được đóng bằng gỗ trắc. Sau đó, anh đã nhượng cho một đại gia khác.
|
Giường công chúa là một thú chơi độc đáo của giới đại gia. |
Mới đây nhất, đại gia này vừa nhập từ Sài Gòn về một chiếc giường công chúa khác, có giá trên chục ngàn USD. Chiếc giường được gửi ra bằng xe container, vẫn còn đóng nguyên đai nguyên kiện, chưa dỡ ra.
Chiếc giường này được đóng theo lối giả cổ, nhưng hình dáng, kiến trúc hoa văn không khác so với chiếc giường công chúa cổ mà anh này trước đó đã “sang tên” cho người khác.
|
Chiếc giường có thiết kế cầu kỳ. |
Ngoài việc sưu tầm, chơi giường công chúa, để đồng bộ, đẳng cấp dân chơi, người ta còn đi săn lùng gối gỗ sưa để cho nó “có đôi có bạn”.
|
Những món đồ khủng của đại gia. |
Gối gỗ sưa hình chữ nhật, rộng chừng 30cm, dài 60cm, là các thanh được kết lại với nhau. Những người không biết, thường nghĩ đây là một chiếc “ghế mát-sa đầu” mà các trung tâm vật lý trị liệu thường dùng. Tuy nhiên, khi đã biết, họ sẽ không khỏi kinh ngạc vì giá trị của nó nằm ở chất liệu: gỗ sưa.
“Gỗ sưa để dùng làm gối đương nhiên phải là loại sưa đỏ, nhưng chọn phần lõi gỗ. Các thanh được tiện, chuốt phẳng, đục lỗ rồi kết lại với nhau bằng dây dù, rất chắc chắn.
Hai tấm gỗ bưng ở hai mặt hai bên, sau đó cố định các mảnh gỗ sưa kết lại, bên trong gối rỗng ruột nên có cảm giác như một tấm đệm không khí ở giữa, rất thoải mái” – “trùm” đồ cổ Kinh Bắc cho hay.
Theo Zing