Các nhà thầu Trung Quốc sử dụng "bẫy" giá rẻ để thắng thầu trong những dự án nhiệt điện. Ảnh minh họa. |
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng:
"Hiện tại, Việt Nam có rất nhiều nhà đầu tư của các nước khác nhau chứ không chỉ có Trung Quốc vì Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, an ninh chính trị ổn định, thu hút được các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư, nhà thầu Trung Quốc.
Còn với Việt Nam, việc này (Trung Quốc không cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu mới các dự án ở Việt Nam - PV) không ảnh hưởng gì tới các dự án vì Trung Quốc không tham gia thì đã có các nhà thầu nước ngoài tham gia. Nhà thầu Việt Nam cũng đủ mạnh, đủ lớn để thực hiện các dự án giao thông hiện nay".
TS. Nguyễn Thành Sơn, nguyên TGĐ công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả: Hợp đồng một đằng làm một nẻo
Đàm phán hợp đồng với các nhà thầu Trung Quốc, trong đa số các trường hợp là khá dễ dàng, họ rất mềm dẻo, trên bàn đàm phán có thể gật đầu chấp nhận các yêu cầu của chủ đầu tư. Nhưng sau đó, thường những chỗ ảnh hưởng đến giá cả, hợp đồng một đằng, họ làm một nẻo, miễn là chi phí thấp để có giá rẻ.
Điều này ngược với các nhà thầu G8, họ cực kỳ chi li, "cò cưa" và cứng nhắc trong đàm phán, nhưng khi họ đã đặt bút ký hợp đồng thì chủ đầu tư có thể yên tâm, họ sẽ tuân thủ và thực hiện nghiêm túc những cam kết trong hợp đồng.
Không chỉ bỏ thầu giá thấp, nhà thầu Trung Quốc còn thường cam kết tiến độ siêu tốc, nhà máy điện 400MW họ nói chỉ làm trong 36 tháng. Chủ đầu tư chạy theo thành tích, chấp thuận nhà thầu, nhưng rồi khi thi công, có khi 60 tháng họ chưa làm xong.
|