Cola War có lẽ là cuộc đối đầu lâu năm nhất giữa hai thương hiệu. Khởi điểm từ những năm 1900, cuộc chiến Cola đã trở thành biểu tượng đi vào sách giáo khoa dạy marketing.
Khởi đầu:
Từ đầu những năm 1900, Pepsi-Cola và Coca-cola đã có những quảng cáo nhắm vào nhau để so kè xem loại thức uống nào tốt cho sức khỏe nhất (Khi mới ra đời, Coca-cola từng được bán tại hiệu thuốc và được coi là đồ uống có lợi cho sức khỏe).
Để chứng minh mình tốt hơn, Pepsi đã "tố" Coke có cocaine trong thành phần.
Năm 1975, Pepsi đã tung ra một chương trình thử nghiệm hương vị mang tên the Pepsi Challenge.
Trong buổi thử nghiệm được tổ chức tại các trung tâm mua sắm, Pepsi đã cho mọi người "thử mù" hai loại đồ uống, một bên là Pepsi, một bên là Coke.
Kết quả, hầu hết người tiêu dùng thích hương vị của Pepsi hơn. The Pepsi Challenge đã trở thành chiến dịch "huyền thoại", được Pepsi sử dụng trong rất nhiều quảng cáo sau này.
Coca-Cola sau đó cũng đã học tập Pepsi khi dùng trò "thử mù" này vào năm 2009 để chứng minh thức uống Vault của mình ngon hơn đối thủ Moutain Dew.
Không chỉ đối đầu với nhau tại Trái Đất. Năm 1985, Coke và Pepsi còn có cuộc chiến trên tàu vũ trụ Space Shuttle Challenger.
Mặc dù vậy, lon nước Zero-G với nhiều cải tiến có thể giúp các phi hành gia uống được nó trong không gian, hầu hết bọn họ đều không thích loại đồ uống này.
Năm 1985, Coca-cola thay đổi công thức của mình và được đổi tên lại là "New!Coke" để giới thiệu cho khách hàng "hương vị mới của Coca-cola".
Các nghiên cứu cho thấy sản phẩm mới có hương vị ngon hơn cả Coke cũ và Pepsi. New Coke về sau thay thế hoàn toàn sản phẩm truyền thống và được đặt tên là Coca-cola Classic.
Về phía Pepsi, hãng này cũng đưa ra công thức mới, tuy nhiên lại không gây được mấy ấn tượng với thị trường. Mặc dù vậy, Pepsi vẫn tuyên bố mình đã chiến thắng trong "cuộc chiến Cola" khi tung ra sản phẩm mới hấp dẫn hơn, và cho nhân viên nghỉ ngơi cả tuần sau chiến thắng này.
Có rất nhiều lần Pepsi muốn "cướp" vị trí nhà tài trợ chính cho World Cup của Coke. Năm 2006, Pepsi đã tìm cách làm suy yếu sự hiện diện của Coca-cola với chiến dịch "Pepsi Max World Challenge".
Năm 2010, Pepsi tìm cách chiếm đóng những vị trí công cộng xung quanh nơi tổ chức World Cup từ tay Coke. Pepsi cũng chạy chiến dịch toàn cầu với bài hát từ thiện "Oh Africa" vào tháng 1/2010, khi mọi người bắt đầu chú ý tới World Cup sắp tổ chức tại quốc gia châu Phi này.
Đây cũng là chiến lược Pepsi theo đuổi trong những năm qua. Tại kỳ World Cup gần đây nhất, Pepsi và Coke đã có những đụng độ trực tiếp. Coke thì chạy chương trình tiếp thị lớn nhất trong lịch sử của hãng, còn Pepsi thì chạy chiến dịch truyền hình trên toàn cầu trải dài qua hơn 100 nước, với những phiên bản kỹ thuật số giúp người xem có thể tiếp cận và nhìn cận cảnh đường phố của Rio de Janeiro.
"Thỏa thuận ngừng bắn không chính thức" nhắc tới ở đầu bài chính là nói về thái độ thân thiện giữa Coke và Pepsi trên Twitter.
Năm 2009, Coca-cola và Pepsi đã cho mọi người chứng kiến một cái bắt tay thân tình, tuy nhiên đó chỉ là trên Twitter. Công ty Amnersia Razorfish đã mời Coke và Pepsi lên mạng xã hội này để cùng "thử tìm và thấu hiểu lẫn nhau"
Nhà sáng lập của Razorfish, Iaun McDonald đã gửi đi một tweet như sau: "Kết thúc một cuộc chiến đã quá lâu. @pepsi và @cocacola, tại sao không thử follow nhau trên Twitter và trở thành bạn?
Coca-Cola trả lời trước: "@eunmac Iain, Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng hay. Một lời chào thân ái (nhưng cạnh tranh) từ Coca-cola gửi tới @pepsi!"
Pepsi thì trả lời: "Xin chàoooo @CocaCola và @eunmac! Liệu hai đối thủ có thể cùng tồn tại? Chúng ta hãy thử chờ xem :)".
Theo Infonet