10. Algeria - 7.600 USD Được xếp vào danh sách các nước có thu nhập trung bình bởi Ngân hàng thế giới, Algeria chỉ vừa suýt soát lọt vào danh sách những quốc gia Ả-rập giàu nhất. Theo đó, nơi đây sở hữu một nguồn thu ổn định từ việc xuất khẩu dầu mỏ, bên cạnh ngành sản xuất khí đốt tự nhiên cũng rất phát triển. |
|
9. Tunisia - 9.900 USD Không giống nhiều quốc gia khác trong danh sách, Tunisia có nền kinh tế đa dạng với nhiều lĩnh vực như khai thác dầu mỏ, khí đốt, khai mỏ, nông nghiệp và cả du lịch. Ngành công nghiệp dịch vụ của đất nước cũng cho thấy những bước tiến thần kỳ, một phần lớn dựa vào làn sóng khách du lịch đến từ châu Âu. |
|
8. Lebanon - 10.700 USD Quốc gia Ả-rập này được cho là "châu Âu hóa" nhất với các tổ chức dân chủ, tự do xã hội và tôn giáo. Người dân nơi đây sinh sống bằng các ngành nghề như dịch vụ, thương mại và nông nghiệp. Trên thực tế, Lebanon không có nhiều nguyên liệu thô để xuất khẩu. |
|
7. Libya - 10.700 USD Có khoảng 80% GDP của Libya là đến từ dầu mỏ, chiếm 97% tổng lượng xuất khẩu và khiến nền kinh tế rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, chính nhu cầu cao về dầu mỏ trên toàn thế giới khiến cuộc sống của người dân Libya vẫn chưa lâm vào cảnh quá tồi tệ, bất chấp cơ sở hạ tầng nghèo nàn và tỷ lệ thất nghiệp cao. |
|
6. Oman - 21.700 USD Oman không phải là cái tên thường xuyên được nhắc đến khi nói về thế giới Ả-rập, song đất nước này sở hữu một nền kinh tế khá vững mạnh. Có thể nói, mọi thứ với quốc gia này đang rất tốt đẹp, người dân được hưởng một tiêu chuẩn sống cao nhờ thu nhập đến từ ngành công nghiệp dầu khí. |
|
5. Ả-rập Xê-út - 24.900 USD Mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới Ả-rập, song Ả-rập Xê-út lại có GDP bình quân đầu người không quá nổi bật. Cũng như nhiều quốc gia khác trong danh sách, nền kinh tế của Ả-rập Xê-út phụ thuộc lớn vào dầu mỏ. Và mặc dù người dân nơi đây vẫn được hưởng một cuộc sống với chất lượng cao, nhưng sự sụt giảm về GDP trong thời gian gần đây cho thấy quốc gia này đang tồn tại một số vấn đề. |
|
4. Bahrain - 27.900 USD Ngôi vị số 1 về tốc độ phát triển kinh tế trong thế giới Ả-rập thuộc về Bahrain - quốc gia đang dần trở thành một trung tâm tài chính và quyền lực lớn. Chính nhu cầu ngày càng tăng về hàng tiêu dùng trong khu vực đã tạo điều kiện cho thị trường thương mại tự do hàng hóa và dịch vụ của nước này phát triển. |
|
3. Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống Nhất (UAE) Với vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực, Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống Nhất đang cho thấy thành công trong việc đa dạng hóa nền kinh tế của mình. Thương mại "phi dầu mỏ" hiện đã là ngành nghề trị giá hàng nghìn tỷ USD ở UAE - nơi sở hữu các thành phố cực kỳ tráng lệ như Abu Dhabi hay Dubai. |
|
2. Kuwait - 45.100 USD Đồng dinar của Kuwait là đồng tiền giá trị cao nhất thế giới, cho thấy sức mạnh kinh tế của quốc gia Ả-rập này. Đồng thời, dinar cũng là biểu tượng về sự phát triển kinh tế của Kuwait - với nguồn thu khổng lồ đến từ dầu mỏ - chiếm 95% GDP của quốc gia này. |
|
1. Qatar - 98.900 USD Cái tên cuối cùng xuất hiện trong danh sách này là Qatar - đất nước không chỉ bảo thủ nhất mà cũng giàu có nhất thế giới Ả-rập. Khoảng 14% số hộ gia đình ở đây là triệu phú, với thu nhập chủ yếu đến từ dầu mỏ và các sản phẩm khí đốt. |
Theo Zing