Tại sao giảm phát bị xem như "quỹ dữ" của nền kinh tế?

Thứ ba, 18/11/2014, 16:30
Con quỷ đang tấn công các nền kinh tế ốm yếu không phải là lạm phát, mà lại là hiện tượng đối lập: Giảm phát.

Tại sao giảm phát nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng lại là bóng ma đang đe dọa cả nền kinh tế châu Âu? Tại sao các nhà kinh tế lại e sợ khi người dân có thể mua được nhiều sản phẩm hơn với một số tiền không đổi?

Vì khi lạm phát ập tới, công ty và người dân sẽ ngừng chi tiêu. Nó bóp nghẹt người đi vay vì các khoản nợ trở lên khó thanh toán hơn, đây cũng là yếu tố từng nhấn chìm nhiều quốc gia lún sâu vào vũng lầy suy thái. Lúc này, lạm phát lại được xem như "chiếc phao cứu sinh" cho các nhà lập pháp, BloombergView nhận định.

“Nếu như lạm phát ổn định là một vị thần, thì giảm phát là một con quỷ cần phải được triệt tiêu dứt điểm”.

“Nếu như lạm phát ổn định là một vị thần, thì giảm phát là một con quỷ cần phải được triệt tiêu dứt điểm”.

"Con quỷ"

Đã gần 6 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu. Giờ, châu Âu đang phải đối mặt với một hiểm họa mới: Giảm phát. Nền kinh tế khu vực chưa thể lấy lại phong độ cần thiết để thúc đẩy đà tăng giá chậm nhưng bền vững. Đây cũng là mục tiêu lý tưởng của nhiều Ngân hàng Trung ương.

Trong khu vực đồng tiền chung Eurozone, lạm phạt đã trượt xuống mức thấp nhất 5 năm vào tháng Tám, thậm chí chưa đạt mức mục tiêu khiêm tốn tại 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Chủ tịch ECB Mario Draghi đã lên tiếng báo động, chỉ ra các nhà đầu tư đang "thủ thế" chống đỡ lạm phát sa sút, trông đợi Ngân hàng Trung ương mua vào tài sản để đẩy giá cả tăng.

 Chủ tịch ECB Mario Draghi đã lên tiếng báo động về viễn cảnh giảm phát tại eurozone.

Chủ tịch ECB Mario Draghi đã lên tiếng báo động về viễn cảnh giảm phát tại eurozone.

Quỹ tiền tệ quốc tế cũng cảnh báo rằng, kể cả một giai đoạn lạm phát ổn định nhưng thấp cũng có thể gây tác hại. Tại nhiều nước như Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha, giá cả đang sụt giảm. Khoảng 1/3 số lượng hàng hóa trong rổ điển hình của châu Âu đang trở nên rẻ hơn, bao gồm cả quần áo, thảm trải…

Tại Nhật Bản, lạm phát chỉ vừa mới nhen nhóm trong năm ngoái, sau khi ngân hàng trung ương nước này đặt ra mục tiêu tăng giá 2% trong một canh bạc tất tay, nhằm thoát khỏi con dốc giảm phát và kinh tế đình trệ đã xô siêu vẹo quốc gia này hơn một thập kỷ qua.

“Nếu như lạm phát ổn định là một vị thần, thì giảm phát là một con quỷ cần phải được triệt tiêu dứt điểm”, Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde cảnh báo hồi tháng Một.

Bài học từ lịch sử

Giá cả tăng chậm có lợi cho người tiêu dùng và cải thiện sức mua. Nhưng khi giá giảm, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Các hộ gia đình tạm hoãn chi tiêu để chờ giá giảm sâu hơn. Giới doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm chi phí.

Giá giảm cũng "gặm nhấm" doanh số và nguồn thu thuế, cản trở việc tăng lương, ăn mòn lãi suất cận biên. Chúng cũng đè gánh nặng nợ nần lên các công ty và chính phủ.

Giá cả tăng chậm có lợi cho người tiêu dùng và cải thiện sức mua.

Giá cả tăng chậm có lợi cho người tiêu dùng và cải thiện sức mua.

Trong lịch sử, giảm phát đã thổi bùng hai thảm họa kinh tế tệ nhất thời hiện đại, đó là đợt Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930, và hàng thập kỷ kinh tế trì trệ tại Nhật Bản gần đây.

Vào những năm 1990, lạm phát hoành hành tại Nhật Bản, khi các ngân hàng còn ôm vết thương chưa lành vì bong bóng bất động sản vỡ, bèn ngừng cho vay. Chưa hết, doanh nghiệp cũng ngừng tăng lương, còn người dân thì thắt lưng buộc bụng.

Trong năm ngoái, quốc gia này đã viện tới một chiến dịch chưa từng có, trong đó chính quyền Tokyo đã nới lỏng tiền tệ và chi tiêu chính phủ. Chính sách này được gọi tên Abenomics, xuất phát từ lời thề đưa kinh tế Nhật thoát lầy của Thủ tướng Shinzo Abe.

Lạm phát hay giảm phát?

Các Ngân hàng Trung ương có nhiều "đất" để chiến đấu với lạm phát hơn là giảm phát.

 Tại Nhật Bản, lạm phát chỉ vừa mới nhen nhóm trong năm ngoái sau khi ngân hàng trung ương nước này đặt ra mục tiêu tăng giá 2%.

Tại Nhật Bản, lạm phát chỉ vừa mới nhen nhóm trong năm ngoái sau khi ngân hàng trung ương nước này đặt ra mục tiêu tăng giá 2%.

Khi giá cả tăng quá nhanh, họ có thể nâng lãi suất, sau đó tăng dần trở lại khi nền kinh tế giảm tốc. Tuy nhiên khi lạm phát xảy ra, khó có thần dược nào có thể tái cân bằng tỷ lệ. Lãi suất tại các quốc gia phát triển hầu hết đang được giữ ở mức cận 0, thậm chí ECB còn đẩy lãi suất xuống khu vực âm vào tháng Sáu. Các chương trình mua trái phiếu đã từng hồi sinh Mỹ và Nhật Bản đính kèm nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tiền được đổ vào chứng khoán và bất động sản, đẩy giá tài sản đi lên thay vì giá sản phẩm. Điều này là dấy lên lo ngại về việc hình thành bong bóng khi tiền tệ được nới lỏng.

Thậm chí vậy, châu Âu vẫn chấp nhận xem xét biện pháp tương tự để chống chọi với giảm pháp. Mặc dù tác hại tiềm tàng của lạm phát có vẻ không nguy hiểm, nhưng lịch sử đã chứng minh đó là một rủi ro lớn.

Theo Bizlive

Các tin cũ hơn