Saigonnews - Mười năm sau khi được vào lưu thông, các chuyên gia đánh giá cho rằng đồng euro đã giúp hạn chế mức lạm phát nhưng hy vọng thúc đẩy tăng trưởng đã tiêu tan bởi thiếu sự phối hợp từ các chính sách.
Sự tồn tại của đồng euro đang bị đe dọa từ cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nói riêng, toàn cầu nói chung, các nhà kinh tế cũng phải lên tiếng khen ngợi phần nào nỗ lực trụ vững này.
Mặc dù thực tại khá bi quan nhưng các nhà phân tích đều đồng ý rằng những lợi ích dài hạn của đồng euro là thực tế và hữu hình, ngay cả trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Sự kết thúc rủi ro hối đoái và chi phí đã giúp củng cố sự hội nhập của thị trường châu Âu, thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia thông qua đồng tiền chung.
Một lợi ích khác là việc cắt giảm lạm phát. Trong khi một số doanh nghiệp khai thác sự chênh lệch giá cả ngoại tệ, để lại cho người tiêu dùng ấn tượng với sự gia tăng liên quan đến đồng euro trong chi phí sinh hoạt.
Từ quan điểm của sự bình ổn giá, thì điều tích cực nhất chính là “lạm phát trung bình còn khoảng 2%”, chuyên gia kinh tế Benassy-Quere cho biết. Lạm phát cao lịch sử của các nước phía Nam sụt giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn ở mức trung bình cao hơn so với những nước láng giềng của họ ở phía Bắc.
Sử dụng đồng tiền chung duy nhất đồng nghĩa với lãi suất tín dụng thấp hơn nhiều. Hiện nay euro được thiết lập cho toàn bộ khu vực EU bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt tại Frankfurt – đã góp phần nào gieo mầm mống cho cuộc khủng hoảng hiện tại.
Ông Joerg Kraemer, nhà kinh tế tại Ngân hàng Commerzbank, Đức cho biết, đối với các nước như Tây Ban Nha tỷ lệ lãi suất thực tế (là tỷ giá danh nghĩa trừ đi lạm phát) đã trở thành tiêu cực, nó không chỉ khuyến khích các khoản vay mà còn gây ra hiện tượng bong bóng bất động sản.
Giảm lãi suất và bị “nhốt” chung trong một loại tiền tệ cùng với các nền kinh tế mạnh như Đức, đã khiến chính phủ Hy Lạp vướng vào một món nợ vay khổng lồ không thể quản lý ngày nay.
Theo quan điểm của nhà kinh tế Francesco Giavazzi tại trường Đại học Bocconi ở Milan thì một lợi ích khác của đồng euro là nó có thể loại bỏ khả năng các chính phủ sử dụng việc phá giá tiền tệ như một công cụ kinh tế.
“Italy cuối cùng đã từ bỏ ý tưởng rằng họ có thể hồi phục việc mất khả năng cạnh tranh bằng cách phá giá đồng tiền của mình, "ông nói.
Tại Pháp và một số nước khu vực phía Nam châu Âu, tiền lương tăng nhanh hơn năng suất, và nếu không có việc phá giá tiền tệ gián tiếp kéo tiền lương thực tế xuống thì khả năng cạnh tranh sẽ tiếp tục bị xói mòn.
Trong quá trình hội nhập thị trường, giảm lạm phát và lãi suất, tất cả đều là tác động tích cực cho sự phát triển. “Cuối cùng, kết quả lại trở nên hỗn loạn bởi vì khu vực châu Âu đã đối diện tình hình với mức độ quá căng thẳng”, Kraemer cho biết.
Những đất nước không thực hiện đầy đủ các tiêu chí quy định trong Hiệp ước Maastricht của khu vực châu Âu, ví dụ như Hy Lạp và Ý, đều được phép tham gia sử dụng đồng tiền chung. Đây cũng là khởi đầu lý giải cho cục diện kinh tế các nước này hiện nay.
Riêng đối với Pháp, nếu đồng euro không mang lại tất cả các lợi ích như dự kiến thì nguyên nhân phần lớn là do chính phủ đã không phối hợp tốt các chính sách kinh tế, thay vì tập trung vào việc thu hẹp giảm thâm hụt.
"Mười năm đầu tiên của đồng euro là một thất bại cho sự phối hợp của chính sách tiền tệ, nhiều hơn là đối với chính sách tài khóa", ông Benassy-Quere.