Vì sao Việt Nam là “thỏi nam châm” đối với DN Nhật?

Thứ hai, 27/07/2015, 14:57
Việt Nam được xem là mảnh đất màu mỡ đối với nhiều công ty đa quốc gia lớn trên thế giới nhờ lợi thế chi phí nhân công rẻ...
Doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh có lãi ở VN

The Street dẫn số liệu của Phòng xúc tiến thương mại Nhật Bản cho thấy, Việt Nam đã thu hút 2,05 tỷ USD vốn FDI trong năm 2014, với 298 dự án mới.

Hiện mức lương trung bình của công nhân Việt Nam chỉ khoảng 243 USD/tháng (tương đương 5 triệu đồng/tháng) – thuộc mức thấp nhất trong khu vực.

Theo kết quả của 1 cuộc khảo sát mới đây, khoảng 70% trong số 435 doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam được hỏi tiết lộ rằng họ sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam và coi đây là thị trường chiến lược.

Bài viết được đăng tải trên tờ báo tài chính The Street (Đài Loan) nhận định, các công ty lớn của Nhật Bản tại Việt Nam đang tận dụng tốt các chính sách ưu đãi phát triển kinh tế của Chính phủ VN và giành được nhiều hợp đồng giá trị tại quốc gia châu Á này.

The Street dẫn số liệu của Phòng xúc tiến thương mại Nhật Bản cho thấy, Việt Nam đã thu hút 2,05 tỷ USD vốn FDI trong năm 2014, với 298 dự án mới. Việt Nam được xem là mảnh đất màu mỡ đối với nhiều công ty đa quốc gia lớn trên thế giới nhờ lợi thế chi phí nhân công rẻ.

Theo The Street, hiện mức lương trung bình của công nhân Việt Nam chỉ khoảng 243 USD/tháng (tương đương 5 triệu đồng/tháng)– thuộc mức thấp nhất trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt mức 5%, trong khi chính phủ Việt Nam luôn tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính những điều này đã thu hút các doanh nghiệp của Nhật Bản đến Việt Nam, trong đó phải kể đến nhưng cái tên lớn như hãng sản xuất săm lốp Bridgestone hay tập đoàn điện tử Panasonic.

Bridgestone đã rót 1,2 tỷ USD vào nhà máy ở Việt Nam, trong khi Panasonic cũng mạnh tay chi 175 triệu USD vào một nhà máy sản xuất thiết bị công nghiệp tại đây.

Bên cạnh đó, các “ông lớn” ngành ôtô hàng đầu Nhật Bản như Honda và Toyota cũng lựa chọn Việt Nam làm điểm đến sản xuất xe.

Hiện các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang chịu cạnh tranh gay gắt với các nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản chảy vào Việt Nam vẫn dẫn đầu.

“Nhờ quan hệ hợp tác song phương sâu rộng giữa 2 quốc gia, các công ty của Nhật Bản sẽ sẽ ngày càng có thêm nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” – bà Hoàng Thu Huyền, Giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates cho biết.

Theo thống kê, có tới 60% trong tổng số 585 công ty Nhật tại Việt Nam đang kinh doanh có lãi.

Theo The Street, việc hạ giá tiền đồng của Ngân hành nhà nước Việt Nam cũng giúp cho các nhà xuất khẩu có nhiều thuận lợi, bên cạnh việc mở cửa cho 45 lĩnh vực đầu tư, kinh doanh mới.

Nhật Bản luôn là quốc gia cung cấp viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trong 5 năm qua, với tổng nguồn vốn lên tới 1,8 tỷ USD năm 2014. Đa số nguồn viện trợ này đều tập trung vào các dự án hạ tầng như xây dựng và nâng cấp cảng hàng không, làm đường cao tốc, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm…

The Street dẫn lời ông Phạm Lưu Hùng, Giám đốc khu vực của SSI Securities Service tại Hà Nội cho hay, các nhà đầu tư Nhật được hưởng lợi khi họ được chọn tham gia vào các dự án hạ tầng mà chính phủ Nhật Bản cấp vốn ODA cho Việt Nam.

Theo kết quả của 1 cuộc khảo sát mới đây, khoảng 70% trong số 435 doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam được hỏi tiết lộ rằng họ sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam và coi đây là thị trường chiến lược. Trong hơn 1 thập kỷ qua, Nhật Bản luôn nằm trong top 5 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, bên cạnh Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.

Giai đoạn 2012-2013, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 5,87 tỷ USD; sau đó giảm mạnh vào năm 2014 do khủng hoảng kinh tế Nhật Bản, bao gồm cả việc đồng yên mất giá.

Việt Nam và Nhật Bản đã ký thỏa thuận phát triển quan hệ đối tác kinh tế từ năm 2008, và hiện đang hoàn tất đàm phán để ký Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), hướng tới tự do hóa thị trường và tháo dỡ hàng rào thuế quan giữa hai nước.

Theo TriThứcTrẻ

Các tin cũ hơn