Dòng vốn FDI được sử dụng hiệu quả tại VN |
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tính đến ngày 20/06/2015, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 18.529 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 257,8 tỷ USD.
Sau Hàn Quốc, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 vào Việt Nam với 2.661 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 37,7 tỷ USD.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1.375 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31,4 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư).
Tiếp theo đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư).
Số liệu thống kê chi tiết cho thấy, nhà đầu tưNhật Bản đã rót vốn vào 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó, Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 10 dự án, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 9,68 tỷ USD (chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư).
Đứng thứ hai là Hà Nội với 661 dự án, với với tổng vốn đầu tư là 4,1 tỷ USD (chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư). Bình Dương đứng thứ 3 với 248 dự án với tổng số vốn là 3,85 tỷ USD (chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư).
Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam:
Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn dự án này đầu tư vào KKT Nghi Sơn Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư là 9 tỷ USD. Dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN dự án này đầu tư vào KCN Đình Vũ – Hải Phòng với tổng vốn đầu tư là 1,22 tỷ USD. Dự án Công ty TNHH Becamex Tokyu (DA khu đô thị Tokyu Bình Dương) với tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD. |
Theo TriThứcTrẻ