Nhiều thương hiệu dệt may nhà nước ‘lột xác’ để hội nhập

Thứ tư, 04/11/2015, 13:26
Đứng trước nguy cơ phá sản, Công ty Dệt 8/3 đã quyết định tái cơ cấu, thành lập chuỗi liên kết các công ty con, chuyển mình đón thời cơ hội nhập.

Trước đây, những chiếc chăn bông của Nhà máy Dệt 8/3 từng là niềm ao ước của không ít gia đình. Nhưng sau hàng chục năm trời gây dựng uy tín, các thương hiệu như Dệt 8/3, Dệt kim Đông Xuân... dường như đã vắng bóng trên thị trường.

Trong khi ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng gần 20% mỗi năm và cả ngành đang chuyển mình đón thời cơ hội nhập, thì các thương hiệu vang bóng một thời của Nhà nước đang trở nên mờ nhạt đối với người tiêu dùng.

Từ năm 1997 - 2007, 10 năm kể từ khi có quyết định di dời nhà máy ra khỏi Hà Nội, không một đồng vốn đầu tư thêm, công nghệ dậm chân tại chỗ, sản xuất đình đốn, thương hiệu Dệt 8/3 gần như mất tích.

Mọi thay đổi chỉ bắt đầu từ năm 2010 khi nhà máy chính thức di dời, một cuộc tái cơ cấu bắt đầu, cả nghìn tỷ đồng được đầu tư vào các công nghệ mới, thu hút những lao động có tay nghề cao quay trở lại làm việc.

Một công ty con - Vinatex Quốc tế được thành lập, chuyên lo khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm và bán hàng. Bên cạnh đó, chiến lược cốt lõi nhất là thành lập 2 chuỗi liên kết dệt may khép kín (sợi - dệt - nhuộm - may) ở Hưng Yên và Đà Nẵng.

Chuỗi liên kết trên đã giúp công ty chủ động nguyên liệu, tiết giảm chi phí, từ đó bạn hàng nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Nhờ đó, doanh thu hồi sinh với tốc độ gấp 2, gấp 3 lần mỗi năm. Năm nay, doanh thu ước gấp 13 lần trước khi tái cơ cấu.

Theo VTV

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích