Gắn kết có làm nên cái “kết” có hậu?

Thứ hai, 30/11/2015, 10:01
“Vô tình” với các giá trị vô hình (thường chiếm tỉ lệ lớn trong chuỗi giá trị), DN Việt Nam có thể bỏ qua các cơ hội “thắng lớn”.

Giá trị thương hiệu, khi số liệu thật được công bố?

Theo công bố mới nhất của Brand Finance. Tổng giá trị 50 thương hiệu số 1 Việt Nam mới bằng nửa giá trị 1 thương hiệu của Malaysia Hầu hết thương hiệu đắt giá tại Việt Nam đều là những thương hiệu rất thông dụng, được nhiều người biết tới như Vinamilk, Viettel, Mobifone, FPT, Vietcombank,...

Tổng giá trị thương hiệu toàn cầu là 7.000 tỷ đô, tăng 11%. So với tỷ lệ quốc tế, đáng lẽ Việt Nam phải tăng mạnh hơn vì mô hình kinh tế ở mức thấp, nhưng tổng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam là 67,3 tỷ USD – không tăng trưởng. Chưa kể đến giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam sụt giảm tới 18%, từ 172 tỷ USD năm 2014 xuống còn 139,5 tỷ USD năm 2015.

“Vô tình” với giá trị vô hình

Một nghiên cứu của Interbrand kết hợp với JP Morgan đã kết luận rằng thương hiệu đóng góp vào khoảng 1/3 giá trị cho cổ đông. Công trình nghiên cứu cũng tiết lộ rằng thương hiệu tạo ra một giá trị đáng kể cho người tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc cả hai.

Theo số liệu của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC), năm 1998, từ 50-90% giá trị do một công ty tạo ra là nhờ vào việc quản trị các “tài sản vô hình”. Như vậy, việc quản trị các tài sản hữu hình chỉ tạo ra từ 10-50% giá trị.

Thế Giới Di Động là doanh nghiệp đạt chỉ số gắn kết đội ngũ cao nhất

Mới đây, một số liệu trong ngành dệt may, lĩnh vực có thể nói luôn “hot” trong mọi thời đại đã đưa ra chỉ số tổng thể trong bài toán xây dựng thương hiệu thời trang như sau:

Khâu thiết kế 30%, sản xuất nguyên phụ liệu 15%, may 5-10%, xuất khẩu 15% và khâu marketing từ 30 – 35%. Thậm chí tại những thị trường thời trang phát triển thì khâu marketing và bán lẻ thường chiếm phần lớn chuỗi giá trị, có thể chiếm tới 70%.

Chưa chú trọng tới khâu thiết kế, marketing và xây dựng thương hiệu, đó là lý do tại sao dệt may Việt Nam vẫn chỉ được xem là thị trường “gia công” chứ chưa xây dựng được các sản phẩm “hàng hiệu” Việt Nam thực sự.

Tương quan của các chỉ số

Có một con đường gần hơn để DN có thể chạm vào các chuỗi giá trị là đầu tư vào các vấn đề liên quan tới con người như xây dựng đội nhóm, văn hóa doanh nghiệp, tạo gắn kết, tăng tỉ lệ trung thành của người lao động bởi trong bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào, con người luôn là yếu tố quan trọng.

Và các chỉ số này cũng có những liên quan mật thiết tới các kết quả kinh doanh của công ty. Rất nhiều Nghiên cứu về Gắn kết Đội ngũ trên thế giới đã chỉ ra rằng. Công ty có nhân viên gắn kết đạt kết quả kinh doanh vượt bậc lên đến 202% so với công ty không gắn kết (Gallup).

Công ty tăng trưởng lợi nhuận có 70.3% nhân viên là gắn kết, trong khi các công ty bị sụt giảm lợi nhuận thì tỷ lệ nhân viên gắn kết là 62.4% (Quantum Workplace 2014). Mỗi năm các công ty thiệt hại khoảng 11 tỷ USD do nhân viên nghỉ việc (Bureau of National Affairs)

Các công ty có tỷ lệ gắn kết đội ngũ cao luôn đạt được những hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các công ty có tỷ lệ gắn kết đội ngũ thấp. Cụ thể: sự hài lòng của khách hàng cao hơn 10%, lợi nhuận cao hơn 22%, hiệu suất làm việc cao hơn 21%. Bên cạnh đó các tỷ lệ khác lại thấp hơn như: tỷ lệ nghỉ việc giảm đáng kể (25% so với 65%), tỷ lệ nhân viên nghỉ phép (ít hơn 37%) (Gallup 2012)

Năm 2015, Tổ chức Dale Carnegie toàn cầu với cương vị là tổ chức tiên phong trong việc định hướng phát triển doanh nghiệp bền vững tập trung vào chiến lược “Gắn kết đội ngũ” đã thực hiện Khảo sát “Gắn kết Đội ngũ 2015” dành cho 56 Công ty lớn tại thị trường VN, với số lượng tham gia của 5788 người trong 2 tháng 7 và 8.

Thế Giới Di Động đạt chỉ số gắn kết trên 80%

Trong các DN tham gia khảo sát, kết quả công bố của Thế Giới Di Động khá ấn tượng với chỉ số gắn kết đội ngũ cao nhất lên tới 80%. Số nhân viên hiện nay của TGDĐ đã lên tới 13.500. Sự tận tâm trong phục vụ, sự nhiệt huyết và đồng lòng trong công việc của họ là yếu tố then chốt tạo nên sự phát triển thần tốc của Thế Giới Di Động như hôm nay.

“Thực sự thì tôi cũng hơi bất ngờ với kết quả này vì Thế Giới Di Động thuộc nhóm “nằm xa mặt trời” và theo đại diện công ty là có rủi ro trong việc thiếu sự gắn kết nhiều nhất.Tuy nhiên, khi nghe anh Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động chia sẻ thì có thể hoàn toàn hiểu tại sao DN này lại đạt tỉ lệ cao như vậy",

"Bởi vì trong cả 3 đòn bẩy trong Nghiên cứu Gắn kết đội ngũ của Dale Carnegie về Niềm tin dành cho ban lãnh đạo cấp cao, Mối quan hệ với Quản lý trực tiếp, Sự tự hào về tổ chức, Thế Giới Di Động đều đã có những chiến lược, chính sách và hoạt động cụ thể, chặt chẽ và được theo sát rất rõ. Quan trọng nhất chính là tính “chân thật” của các hoạt động này – làm vì hiệu quả thực tế, không làm theo hình thức”. Chị Nguyễn Trịnh Khánh Trinh, CEO của Dale Carnegie chia sẻ về kết quả của Thế Giới Di Động.

Sức mạnh của sự gắn kết và cái “kết” có hậu

Mặc dù kết quả khảo sát này “bất ngờ” nhưng lại hoàn toàn hợp lý và tương thích với những kết quả mà Thế Giới Di Động đang nỗ lực đạt được. Theo một nguồn tin nội bộ Thế Giới Di Động đã công bố hoàn thành 95% kế hoạch lợi nhuận (mục tiêu của Thế Giới Di Động là doanh thu 1 tỉ đô la và lợi nhuận là 1 nghìn tỷ đồng Việt Nam).

Mới đây, DN này cũng công bố lần thứ 6 liên tiếp lọt trong top 500 doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương do Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia Magazine) bình chọn.

Đặc biệt năm nay, ở vị trí 274/500, Thế Giới Di Động đã tăng 135 bậc so với năm ngoái, ở vị trí 409/500. Xét riêng trong Top 10 các nhà bán lẻ ở thị trường Việt Nam, Thế Giới Di Động đã trở thành nhà bán lẻ hàng đầu hàng công nghệ và là nhà bán lẻ xếp ở vị trí thứ hai sau Saigon Co.op ở lĩnh vực siêu thị.

Không chỉ soán ngôi vương theo các tiêu chí bình chọn khắt khe của Retail Asia và dựa trên thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn của Euromonitor, Thế Giới Di Động cũng đứng đầu bảng về chuỗi số lượng siêu thị với trên 500 cửa hàng Thế Giới Di Động và 50 siêu thị Điện máy Xanh trên khắp cả nước.

“Làm vì hiệu quả thực tế, không làm theo hình thức”, đó cũng là những gì mà ông Tài đã chia sẻ trong buổi gặp mặt nhà đầu tư gần đây. Triết lý kinh doanh rất “mộc mạc” nhưng không dễ thực hiện và gặt hái thành công của gã “nhà quê khổng lồ” Thế Giới Di Động là những mấu chốt để DN này “thắng lớn”.

Theo Tri Thức Trẻ

Các tin cũ hơn