SaigonNews - Đức có thể nổi lên như là nhà lãnh đạo châu Âu vào năm 2012 bằng cách trợ giúp Ý và Tây Ban Nha thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ - hoặc là sẽ bị vấp ngã và đối mặt với sự giận dữ của các quốc gia khác trong khu vực châu Âu – Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cảnh báo.
Robert Zoellick đã nói chuyện trong Hội nghị An ninh với cương vị là một công dân Đức, thảo luận vai trò của kinh tế Đức đối với châu Âu: "hơn bao giờ hết, các vấn đề phi quân sự là hết sức quan trọng để giải quyết an ninh của chúng tôi”.
Đức, đã nổi lên dần từ sau Chiến tranh Thế giới lần II nhưng vẫn còn nhiều miễn cưỡng trong việc phô trương sức mạnh quân sự của nó, đại bộ phận phản ứng gay gắt với cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro và họ chỉ trích Chính phủ tập trung quá nhiều vào chính sách thắt lưng buộc bụng.
Đóng góp lớn nhất của Đức vào bức tường lửa tài chính châu Âu là lên tiếng chống lại biện pháp bơm thêm tiền từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đức cũng đã chống lại việc phát hành thêm các khoản nợ mới (như trái phiếu Euro).
"2012 có thể là một năm mà Đức trở thành một nhà lãnh đạo tài ba của châu Âu hay ... cũng có thể là năm mà Đức thu hút sự giận dữ của toàn châu Âu.", ông Zoellick nói.
Với tư cách là nhà lãnh đạo, ông nói sẽ hỗ trợ cho Ý và Tây Ban Nha nếu họ áp dụng kỷ luật tài chính và cải cách cơ cấu: "Tôi không nói rằng sẽ ném tiền đi, tôi đang nói, sẵn sàng ưu đãi đặc biệt khi họ hành động".
Các cuộc đấu tranh của Italy và Tây Ban Nha với chi phí cho vay cao là một trong những mối quan tâm hàng đầu bởi vì món nợ là quá lớn đối với các Quỹ giải cứu tài chính của khu vực đồng Euro.
"Nếu Đức vào cuối năm 2012 chỉ có thể thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, và các nước chủ chốt không thể duy trì sự hỗ trợ chính trị cho các hành động kinh tế, thì sau đó Đức có thể trở thành mục tiêu của sự phẫn nộ", ông Zoellick nói.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cung cấp các khoản vay lớn cho ngân hàng các nước, ông Zoellick cho biết Đức ủng hộ hiệp ước kỷ luật ngân sách đã được đồng ý trong tuần này: “đó là một bước đi tốt".
Nhưng thật sự rất khó để cải cách cơ cấu tài chính nhằm lấy lại khả năng cạnh tranh tạo ra sự tăng trưởng, ông nói thêm. "Vì vậy, cần phải có một số cơ hội ở đây để hỗ trợ bổ sung".
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Thomas de Maiziere nói: “Tôi nghĩ rằng, chúng tôi khó tiến xa so với ngày xưa nhưng hiện tại chúng tôi vẫn đang có sự tăng trưởng và sức cạnh tranh".
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radek Sikorski nói rằng Đức cũng có những giới hạn về quyền năng. “Vị trí của Đức trong Liên minh châu Âu là cổ đông lớn nhất, nhưng không phải là cổ đông chi phối”.
"Bạn sẽ cần cổ đông lớn khác để làm việc với bạn theo cách của bạn", "Như việc chúng ta sẽ đặt Đức trong một phần của Châu Âu: đừng quá chóng mặt với sự thành công", ông nói thêm.