Nói và làm: Đầu tư phong trào, chết cả dây chuyền

Thứ hai, 20/02/2012, 09:52
Dù đã có rất nhiều cảnh báo nhưng việc đầu tư theo những con sóng ngân hàng, chứng khoán và BĐS vẫn được thực hiện dưới sự hào hứng của các DN và dễ dàng chấp thuận của nhà nước. Chỉ đến khi khó khăn lan rộng và sự sụp đổ dây chuyền thì hậu họa cho nền kinh tế sẽ còn kéo dài.


 

Dù đã được dự báo trước, nhưng đến khi sự đỗ vỡ diễn ra thị trường vẫn không khỏi giật mình trong lo sợ. Cuối tuần qua, hai công ty là chứng khoán Hà Nội và chứng khoán SME đã chính thức ngừng giao dịch. Đây có thể xem là đoạn cuối cho số phận của hai DN này. Thực chất, thua lỗ và nguy cơ đóng của của hai công ty này đã lộ từ lâu nhưng đây vẫn là một sự kiện buồn khiến cho chứng khoán càng thêm u ám.

Việc các công ty chứng khoán bị đào thải khỏi thị trường có thể bắt đầu tư khi Vincom bán lại công ty chứng khoán, Kim Long bày tỏ ý định ra khỏi thị trường... Tiếp theo đó là sự kiện hàng loạt công ty chứng khoán thua lỗ, khôngđủ điều kiện phải đóng dần các nghiệp vụ. Mới đây nhất là chuyện hàng loạt công ty không đủ độ an toàn tài chính theo tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi thị trường nếu không có sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Tuy nhiên, đi tìm một sự gia tăng năng lực tài chính trong điều kiện hiện nay đối với các công ty chứng khoán vốn đã quá be bét này thực là không tưởng trong điều kiện thị trường hiện nay.

Chính vì thế, sự kiện hai công ty chứng khoán trên cũng chỉ là dấu hiệu mở đầu cho một làn sóng tự kết liễu mình của các công ty chứng khoán mà thôi.

Trong khi đó, chưa đến mức tuyên bố thoái lui nhưng trong các đại gia, người ta cũng đã có thể điếm đến những cái tên khác sẽ tiếp bước, trong số này có thể kể đến Kinh Đô, Mai Linh, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh, Giấy Vĩnh Tiến, Sacom... vốn là những nhà DN lớn trên lĩnh vực sản xuất, dịch vụ vì quá ham hố đã sa chân vào BĐS.

Còn chuyện được nói nhiều nhất hiện nay chính là danh sách những ngân hàng có nguy cơ đỗ vỡ đang thuộc diện buộc phải tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước. Đã có 3 ngân hàng hợp nhất nhưng sẽ tiếp tục có khoảng chục ngân hàng trên bờ vực thẳm.

Chính phủ tuyên bố không đề đổ vỡ hệ thống nên Ngân hàng Nhà nước đang ra sức trợ giúp nhưng xem ra với những bản mệnh yếu ớt thì thật khó cứu. Chỉ có điều, không thể để nó chết rồi làm ảnh hưởng hệ thống nên cứ phải cố cứu dù để cứu một vài ngân hàng phải đánh đổi rất nhiều.

Đã một thời, khi cả BĐS, chứng khoán, ngân hàng đều bùng nổ. Nhìn đâu cũng thấy cơ hội, bước chân vào là có tiền tỷ, dựng lên DN là thành công.

Có lẽ vì thế mà đã có hàng chục hồ sơ xin thành lập ngân hàng được đề xuất và cũng đã có 4 ngân hàng mới được thành lập; còn trước đó dù cũ mà cũng như mới khi có hàng chục ngân hàng nông thôn được chuyển đổi nhanh chóng lên ngân hàng đô thị đưa cón số các ngân hàng trên thị trường lên đến trên 50 ngân hàng.

Đây là một con số được xem là quá nhiều so với thị trường Việt Nam và con số đó càng trở nên bất cập khi chất lượng các ngân hàng Việt Nam với số đông là không tốt.

Còn với chứng khoán, người ta còn chứng kiến một tốc độ gia tăng nhanh chóng hơn số lượng các công ty chứng khoán. Chỉ trong vòng vài năm khi chứng khoán thăng hoa có hàng chục công ty chứng khoán ra đời. Đưa tổng số lên đến gần 100 công ty.

100 công ty chứng khoán trên một thị trường nhỏ bé, chưa hoàn thiện đã được xem là một điều không bình thường và càng không bình thường hơn khi đa số bước vào chứng khoán là những ông chủ ngoài ngành với mong muốn đầu cơ và lướt sóng kiếm lời nhanh.

Hấp lực lớn nhất chính là BĐS, cơn sốt bất BĐS đã bắt đầu tư nhiều năm trước và càng ngày có vẻ càng trở nên "bốc hỏa" mạnh mẽ hơn. Dù trải qua vài lần sụt giảm nhẹ nhưng đà tăng tiến vẫn không hề giảm.

Chính điều đó khiến cho BĐS như một sự đảm bảo thành công nên hầu như DN nào cũng muốn nhảy vào, nhà đầu tư nào cũng muốn có phần. Chỉ có điều tất cả đều muốn kiếm lãi thật nhanh trên một thị trường đòi hỏi đầu tư dàu hơi và tiềm lực tài chính mạnh mẽ.

Tham vọng quá lớn trên một thực lực quá yếu; sự tham lam quá độ trong khi hiểu biết hạn chế nên dù đã có những cảnh báo đưa ra từ rất sớm về những nguy cơ khi đầu tư vào ngân hàng, sự nguy hiểm và khả năng phá sản của các công ty chứng khoán, hậu quả đi xuống của bất động sản nhưng không một cảnh báo nào được coi trọng kể cả khi Việt Nam trải qua những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới 2008.

Thậm chí, từ những năm trước, đã có những dấu hiệu nguy cơ từ những khu vực thị trường này nhưng những đồng tiền kiếm được quá, những lợi ích được bảo vệ và chi phối từ nhiều phía nên tất cả những cảnh báo và dấu hiệu đều đã bị lãnh quên một cách nhanh chóng.

Ngay cả khi những vẫn đề đã được nhìn nhận, những đề án cải cách, tái cơ cấu được soạn ra thì việc thực hiện cũng không được hiện thực hóa. Thậm chí, những chỉ đạo từ Chính phủ cũng bị phớt lờ.

Tuy nhiên, chỉ đến khi những nguy cơ trong các lĩnh vực này quá lớn, gây áp lực lên bất ổn kinh tế vĩ mô thì Chính phủ đã buộc phải ra tay. Sau rất nhiều nhắc nhở, cảnh báo, chỉ thị, lệnh cấm không được thực thi tốt thì chính sách thắt chặt tín đã buộc tất cả phải nhìn nhận lại.

Nhưng đến lúc này thì dường như đã đã muộn và những thực tế BĐS, ngân hàng hay chứng khoán hôm nay là một hệ quả tất yếu; một cái chết được báo trước.

Tuy nhiên, khi các công ty chứng khoán phá sản, bất động sản mất giá, ngân hàng khó khăn không có nghĩa là các ông chủ mất tiền. Mà trái lại, có thể nhiều nhiều ông chủ và những người liên quan đã kiếm đủ và quá nhiều so với những gì họ bỏ ra qua những năm đầu cơ và làm ăn chớp nhoáng thời thị trường thăng hoa, dù đó có thể là những kiểu kinh doanh vi phạm quy định.

Đến nay, những gì còn lại có thể chỉ là một cái xác mà đối với nhiều ông chủ bỏ hay không cũng không thành vấn đề. Chỉ có các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt hại và lớn hơn là cả nền kinh tế phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và kéo dài của một thời đầu tư phòng trào, kiếm lợi tốc hành của một nhóm người. Còn hôm nay, chuyện chết theo dây chuyền cùng lắm thì cũng chỉ còn lại là lời đàm tiếu khi các ông chủ nghỉ ngơi chờ một cơ hội mới.

Theo VEF

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích