Đối với hạn mức 15-17%, phần lớn các ngân hàng đều đã lên kế hoạch phân bổ cho vay vào các lĩnh vực thế mạnh. Cụ thể, VPBank cho biết hiện nay tỷ lệ cho vay đối với các lĩnh vực phi sản xuất đã gần 16% nên dư địa cho việc triển khai cho vay cá nhân trong thời gian tới không nhiều; đối với Nam A Bank thi sẽ tập trung nguồn vốn được phép cho vay vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn mức vay từ 10 tỷ đồng trở xuống.
ACB tuy chưa công bố, nhưng được dự đoán là sẽ thuộc nhóm 1. |
Tuy nhiên, ý kiến chuyên gia cho rằng sẽ có một vài tổ chức tín dụng nhóm trên không dễ đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng 17% bởi với mức lãi suất cho vay hiện nay, thị trường khó hấp thụ vốn. Nếu lãi suất cho vay về dưới 18%/năm, người đi vay sẽ chấp nhận được.
Bên cạnh nhiều ngân hàng vui mừng khi nhận được thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15 - 17%, ngược lại ngân hàng nhóm 3 - 4 thì bi quan cho rằng việc không công bố danh tính của họ cũng như không. Vì nếu tất cả các ngân hàng nhóm trên đều công bố thì người ta cũng dễ dàng biết được nhóm 3, 4 và điều này thì không tốt cho thị trường, một vị Chủ tịch HĐQT một NH tại Hà Nội chia sẻ.
Ngoài VIBank, Maritime Bank, VPBank, danh sách G12 còn có Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank và MB – đây là nhóm ngân hàng lớn nhất Việt Nam, với lượng vốn chiếm đến 80% thị phần có thể chắc chắn lọt vào nhóm 1 theo phân hạng của NHHH với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 17%.
Misa TH