ảnh internet
Danh sách các công ty được rao bán có Công ty cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận-Đa Mi, Thuỷ điện Thác Bà, Thác Mơ, Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh...Nguồn vốn thu được sẽ tập trung đầu tư nguồn và lưới điện.
Bên cạnh đó, EVN cũng cho biết, Đàm phán với các đối tác để bán bớt cổ phần của mình tại Ngân hàng An Bình (AB Bank) và thực hiện việc chuyển nhượng vốn 5,3% tỉ lệ sở hữu cổ phần của EVN tại AB Bank cho Ngân hàng HD Bank.
Trong lĩnh vực bất động sản, EVN sẽ chuyển có chủ trương chuyển nhượng cổ phần tại cá công ty mà tập đoàn này liên kết. Đối với bảo hiểm, EVN cũng đã chuyển nhượng cổ phân tại Công ty bảo hiểm Toàn cầu (GIC).
Trước đó, thực hiện tái cơ cấu tập đoàn theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, tập đoàn này tập trung vào sản xuất, kinh doanh điện năng, thực hiện thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành, EVN đã bàn giao toàn bộ EVN Telecom cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với giá trị hơn 2.000 tỉ đồng.
Trong năm 2012, EVN cam kết cắt giảm chi phí 1.800 tỉ đồng. Trong đó, tập trung thực hiện tiết giảm 5% chi phí (vật liệu, dịch vụ mua ngoài, điện nước, điện thoại văn phòng, hội nghị, hội thảo,...) tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên gần 162 tỉ đồng. Phấn đấu giảm thêm 0,2 % tỉ lệ điện tự dùng trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện từ 9,5% xuống 9,3%, tương đương giảm điện mua và sản xuất 255 triệu kWh (330 tỉ đồng).
Bên cạnh đó, EVN, phấn đấu tiết kiệm sản lượng điện tiêu dùng trong xã hội khoảng 1 tỉ kWh, tương đương 1.300 tỉ đồng.
Khoản tiết kiệm chi phí 1.800 tỉ đồng chủ yếu nằm trong cơ cấu phát điện và mua điện, với số tiền đó thì EVN sẽ hạn chế tiền mua dầu phát điện bởi mỗi kWh điện phát dầu sẽ lỗ 3.000 đồng. "Số tiền tiết giảm chi phí trên sẽ không tính vào bù lỗ kinh doanh, tuy nhiên năm 2012 tình hình kinh doanh lỗ hay lãi còn tuỳ vào giá điện, nếu được điều chỉnh thì sẽ lãi", đại diện EVN lý giải.
Theo VEF