Mua bán trực tuyến là biểu hiện sinh động nhất của xu hướng phát triển thương mại điện tử. Trên các website mua sắm lớn trực tuyến lớn nhất Việt Nam như enbac.com, vatgia.com, 123mua.vn… hàng hóa ngồn ngộn, vừa đa dạng về mẫu mã, giá cả, lại tiện lợi. Tuy nhiên, việc mua bán theo kiểu “tin nhau là chính” vẫn đầy rủi ro.
Với đủ chiêu quảng cáo, khuyến mại thật khó phân biệt các mặt hàng giả, hàng nhái, hàng fake. Điều đặc biệt, các mặt hàng không nguồn gốc này vẫn được “thổi giá” với các chiến dịch quảng cáo rầm rộ khiến không ít người tiêu dùng “sập bẫy” khi đi chợ online.
Thông tin mập mờ, tiếp thị tràn lan
Trên trang bán hàng qua mạng en... .com còn có hẳn một chuyên mục riêng bán hàng hiệu, tuy nhiên độ thật giả của các sản phẩm này chỉ có người bán mới biết vì chẳng có cơ quan nào kiểm định về vấn đề chất lượng.
Chỉ với một câu đảm bảo của anh Hùng (Ba Đình, Hà Nội), chủ một topic trên en... .com “tất cả các sản phẩm đều là hàng chính hãng, 100% được nhập khẩu từ Italia, nếu bạn nào phát hiện cửa hàng bán hàng fake thì sẽ đền 1 gấp 10”, lập tức những đôi giày cả chục triệu đồng đã được giới thiệu đến người tiêu dùng với giá bán giảm 40%.
Tương tự, chủ topic Kim...bui, giới thiệu rao bán các loại mỹ phẩm giảm giá tới 50% của các nhãn hiệu Dior addict, Channel, Gucci… được nhập khẩu từ Pháp, Italia, Mỹ… với giá vài triệu đồng. Các sản phẩm đều không có một thông tin nào kèm theo ngoài giá và tên sản phẩm. Khách hàng chỉ cần gửi mã hàng và chuyển khoản cho người bán là xong. Thủ tục đơn giản, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt hàng nhiều khi là “rủi ro” chết người khi mua hàng qua mạng.
Không ít người sập bẫy khi mua hàng online qua mạng |
Theo BaoDatviet