10h30 phút một đêm mùa đông rét mướt tại thành phố Madrid, cửa hàng bán lẻ của Emanuela Scena vẫn mở cửa.
Cửa hàng của cô là một trong số nhiều cửa hàng bán đồ cũ đã phát triển trên khắp thủ đô của Tây Ban Nha trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Cửa hàng chật chội với bao nhiêu quần áo, sách, đĩa CD và thiết bị điện.
Thế nhưng không giống các cửa hàng khác, cửa hàng của cô không nhận tiền mặt. Cửa hàng là một phần trong nền kinh tế “hàng đổi hàng” đang phát triển mạnh mẽ tại khắp Tây Ban Nha khi kinh tế Tây Ban Nha tiến gần hơn đến suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp vốn đã cao nay còn cao hơn.
Việc phải kiếm nhiều cách kinh doanh đã khiến các cửa hàng tại 2 thị trấn bắt đầu chấp thuận lại đồng peseta, khuyến khích người tiêu dùng tìm lại những đồng tiền cũ mà họ từng sử dụng lần gần nhất vào năm 2002.
Cô Scena nói: “Khi chúng tôi bắt đầu vào tháng 12/2010, Tây Ban Nha đang ở trong khủng hoảng. Ban đầu người ta không mấy thích thú việc chúng tôi dùng hàng cũ để trao đổi, nhưng nay họ đã hiểu.”
Người ta cũng có thể mua hàng bằng đồng euro, tuy nhiên giá cả cao hơn bởi chúng tôi đang muốn khuyến khích hàng đổi hàng.
Cửa hàng của Scena nằm trong một nền kinh tế đang phát triển song song với nền kinh tế chính thức, nền kinh tế này phát triển chủ yếu nhờ nhiều website, được chi trả bởi các công ty quảng cáo, cung cấp nơi giao dịch với mọi sản phẩm, dịch vụ; từ lớp học ngôn ngữ cho đến hàng nội thất và ô tô.
Giá nhà đất ở trên thị trường bất động sản Tây Ban Nha tiếp tục giảm, thị trường đã sụp đổ vào năm 2007 khi bong bóng tài sản vỡ, các ngân hàng đối đầu nhiều với nợ xấu và khó cho khách hàng vay thế chấp để mua nhà.
Theo TTVN