Thanh khoản vượt mốc 1.000 tỷ đồng, VN-Index lên sát 430 điểm

Thứ sáu, 24/02/2012, 11:35
Các cổ phiếu chủ chốt đồng loạt giảm giá vào cuối phiên ngoại trừ STB bất ngờ tăng kịch trần, khiến VN-Index khép tuần với mức giảm nhẹ, trong khi thanh khoản lần đầu tiên trong nhiều tháng vượt qua mốc 1,000 tỷ đồng/phiên.



 

Dù thị trường có 156 mã tăng giá, trong đó 67 mã tăng kịch trần, nhưng chỉ với 85 mã giảm bao gồm nhóm tứ trụ và các mã bluechips khác như SSI, VCB, EIB, OGC, CTG, IJC, REE, HSG, KBC… khiến cho VN-Index mất 0.46 điểm, tức 0.11% so với tham chiếu và chốt phiên tại 423.43 điểm. Như vậy, đây là phiên điều chỉnh thứ hai của thị trường trong tuần này.

Một vài ý kiến cho rằng thị trường đang suy yếu và có thể gãy đổ trong tuần sau nếu dòng tiền mới không tiếp tục hỗ trợ.

10h15: Thanh khoản vượt 1,344 tỷ đồng

Thị trường dần lấy lại sức bật sau đợt điều chỉnh nhẹ, nhưng các chỉ số chưa cho thấy dấu hiệu bứt phá. Thống kê giao dịch đến 10h15 có tổng cộng 124 triệu chứng khoán chuyển nhượng, trị giá trên 1,344 tỷ đồng.

VN-Index tăng lại 3.6 điểm, tương ứng 0.85% lên 427.49 điểm, nhưng lúc này, MSN, VIC, VCB vẫn trong tình trạng giảm nhẹ và VNM cùng SSI đứng giá. Trong khi các mã ngân hàng còn lại đều tăng, đặc biệt là MBB tăng sát giá trần với lực cầu mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài. Đến lúc này, MBB có hơn 6.56 triệu đơn vị chuyển nhượng.

Tương tự như ở phiên trước, khối ngoại cũng ra sức gom cổ phiếu trên sàn HOSE, đặc biệt là MBB với khối lượng hơn 2 triệu đơn vị. Tính đến thời điểm này họ đã mua vào tổng cộng gần 8 triệu đơn vị, với các mã chủ yếu gồm MBB, ITA, HAG, DIG, VSH, HPG, OGC, VCB, DPM, IJC…

Toàn sàn có 160 mã tăng giá, nhưng chỉ có 67 mã tăng trần, còn lại có 68 mã giảm và 59 mã tham chiếu.

HNX-Index cũng bật tăng lại 0.9 điểm, tức 1.35% lên 67.68 điểm. Toàn sàn có 228 mã tăng giá, bao gồm 116 mã tăng kịch trần. HBB lúc này có hơn 13.4 triệu cổ phiếu khớp lệnh, chiếm khoảng 1/6 toàn sàn (64 triệu đơn vị).

9h45: Rung lắc nhẹ, cơ hội để mua vào?

Tính đến 9h45, thị trường có dấu hiệu điều chỉnh khi các nhóm cổ phiếu đều quay đầu hướng xuống. Giao dịch vẫn tăng mạnh với hơn 1,000 tỷ đồng.

Quan sát Market Cap cho thấy các chỉ số đều thu hẹp đà tăng, Large Cap chỉ nhích 0.84%, Mid Cap còn tăng 1.93%; hai nhóm còn lại gồm Small Cap và Micro Cap tăng lần lượt 1.75% và 1.77%.

Hai chỉ số của thị trường gồm VN-Index cũng thu hẹp mức tăng và lùi về dưới 428 điểm và HNX-Index lùi về 67.81 điểm sau vài phút bứt phá mạnh trên 68 điểm.

Sự sụt giảm của VCB (-0.35%) và VIC (-0.87%), REE cùng với việc MSN, VNM, SSI, EIB đứng giá đang cảng trở đà tăng của VN-Index cũng như VN30, thậm chí dẫn đến một đợt điều chỉnh trong phiên. Trong khi đó, BVH vẫn tăng nhẹ 1.65%.

Tuy nhiên, lượng cổ phiếu tăng giá ở cả hai sàn vẫn áp đảo, bao gồm cả số mã tăng kịch trần và giao dịch cực kỳ sôi động ở các mã có thị giá thấp.

Theo đó, HOSE có 45 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 618 tỷ đồng và HNX có 51.6 triệu đơn vị, ứng với 416 tỷ đồng. Như vậy, giá trị giao dịch hai sàn đã đạt hơn 1,034 tỷ đồng.

9h10: Ngân hàng nổi sóng, HBB dư mua hàng chục triệu đơn vị

Vượt qua giai đoạn ngập ngừng ở mốc 427 điểm, VN-Index đã vượt mức 428 điểm nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là MBB. Trong khi đó, HBB tiếp tục gây sóng gió tại HNX, đưa HNX-Index tăng vọt lên xấp xỉ 68 điểm, cùng thanh khoản trên 30 triệu đơn vị.

Thống kê thị trường lúc 09h15, dư mua giá trần hơn 1 triệu đơn vị, cùng lượng khớp lệnh hơn 3.5 triệu đơn vị đưa MBB tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, STB, CTG cùng tăng nhẹ, trong khi EIB đứng giá và VCB giảm 1.05%  đã đưa VN-Index lên 428.24 điểm, tức tăng 4.35 điểm (+1.03%) so với tham chiếu.

Thị trường còn được hỗ trợ bởi BVH tăng nhẹ +1.65% cùng 70 mã cổ phiếu vừa và nhỏ khác tăng kịch trần.

Giao dịch đạt gần 26 triệu đơn vị, trị giá 325 tỷ đồng với các mã có giao dịch lớn gồm BB, ITA, LCG, EIB, ITC…

Tương tự tại HNX, cổ phiếu ngân hàng cũng bứt phá dưới sự dẫn dắt của HBB lúc này đạt trên 11 triệu đơn vị khớp lệnh và dư cũng đạt khoảng 14 triệu đơn vị. SHB cũng tăng 5%, với khoảng 1.35 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, ACB cũng ghi nhận mức tăng nhẹ.

Điều này giúp HNX-Index bật tăng 0.95 điểm, tức 1.42% lên 67.72 điểm. Giao dịch đạt 32.5 triệu đơn vị, tương đương 240 tỷ đồng.

Việc CPI cả nước tháng 2 được kiềm chế dưới 1.5% và năm trong tầm dự đoán tiếp tục tạo nên sự hưng phấn cho nhà đầu tư, và triển vọng giảm lãi suất trong thời gian tới.

Mở cửa: HBB tiếp tục “náo động" HNX

HBB tiếp tục chiếm áp đảo về khối lượng giao dịch tại HNX. Nhìn chung, áp lực xả hàng ở cả hai sàn không lớn như e ngại của nhiều người.

Những thông tin bên lề về việc HBB có thể bị thâu tóm như trường hợp của STB khiến cho lượng giao dịch của mã này tăng đột biến trong những ngày gần đây.

HBB tăng kịch trần ngay từ đầu phiên, các lệnh bán ra đều được vét sạch. Chỉ trong vòng 15 phút, đã có gần 9 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, và dư mua hơn 10 triệu đơn vị.

Tổng giao dịch của HNX lúc 8h45 là gần 15 triệu cổ phiếu, tương ứng 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do đà tăng của các mã chủ chốt như VND, KLS, PVX, SHB, BVS… và việc giảm nhẹ 100 đồng của ACB làm cho HNX-Index chỉ tăng 0.36 điểm, tức 0.54% lên 67.14 điểm, đây được xem là ngưỡng kháng cực ngắn hạn của chỉ số này.

Toàn sàn lúc này có 120 mã tăng giá, với 45 mã trần, còn lại gồm 31 mã giảm và 256 mã đứng yên.

Ngoài HBB, sàn này cũng ghi nhận lực cầu mạnh mẽ đối với KSD với dư mua hơn 1.6 triệu cổ phiếu ở mức giá trần.

Những mã tăng trần với lức cầu mạnh khác gồm WSS, STP, NVC, PVS. Trong khi đó, APG và SME lại giảm hết biên độ.

Tương tự như phiên trước, VN-Index chỉ tăng nhẹ 3.21 điểm, tương ứng 0.76% lên 427.1 điểm nhờ sự hỗ trợ của các trụ cột BVH (+2.48%), VIC (+0.87%), MSN (0.92%), trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng có giao dịch ảm đạm với VCB, STB giảm nhẹ và EIB đứng giá, trong khi CTG tăng 200 đồng, tương đương 0.79% lên 25,400 đồng/cp. VCB, VNM, DPM cũng giữ nguyên ở mức tham chiếu.

Việc VN30 chỉ tăng 2.31 điểm, tức 0.48% cho thấy đà tăng yếu ớt của các mã bluechips, giao dịch chỉ đạt hơn 832 ngàn đơn vị, trị giá 15.6 tỷ đồng.

Trong khi đó, toàn sàn đạt hơn 4.58 triệu đơn vị, tương đương 50 tỷ đồng

Nhìn chung, lực cầu chủ yếu đổ dồn vào các mã vốn hóa vừa và nhỏ, cùng những mã có thị giá thấp như BGM, NVT, CDC, KSH, PXL…

Theo Vinacorp

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn