Hy Lạp học được gì từ vụ vỡ nợ Argentina?

Thứ sáu, 16/03/2012, 19:30
Mặc dù tuyên bố vỡ nợ trên 95 tỷ USD trái phiếu làm mất xếp hạng tín dụng nhưng đã không làm tổn thương nền kinh tế Argentina mà còn phát triển với tốc độ khoảng 7%/năm kể từ 2005.

 

"Argentina sẽ hoàn thành việc trả nợ trong tháng này mà không có bất kỳ trở ngại", Bộ trưởng Kinh tế nước này Hernán Lorenzino đã đảm bảo như vậy trong ngày sinh nhật thứ 40 của ông ngày 5/3 tại Buenos Aires. Ông đã bỏ ngoài tai phán quyết của thẩm phán Thomas Griesa tại một tòa án địa phương Mỹ về việc bảo vệ quyền của các chủ nợ, những người thách thức công cuộc tái cấu trúc nợ của Argentina.

Lorenzino vẫn còn ở độ tuổi 20 khi Argentina tuyên bố vỡ nợ một con số kỷ lục 95 tỷ USD vào tháng 12/2001, một sự kiện mà trên một số phương diện cũng tương tự như bi kịch Hy Lạp trong thời gian gần đây. Lúc đó, nền kinh tế lớn thứ hai Nam Mỹ đã không bán trái phiếu ra nước ngoài. Ngược lại, nước này sử dụng công ty luật Cleary Gottlieb Steen & Hamilton trong việc chống lại việc siết nợ của các chủ nợ giàu có như Kenneth Dart and Paul Singer. Và thẩm phán Griesa, 81 tuổi, đã đưa ra nhiều phán quyết đến nỗi ông bỗng dưng trở thành người nổi tiếng trên các báo Buenos Aires.

Vụ vỡ nợ của Argentina trong năm 2001 có nguyên nhân từ thâm hụt ngân sách ngày càng sâu trong khi nền kinh tế thu hẹp trong ba năm liên tiếp, thúc đẩy tình trạng bất ổn chính trị khiến hơn 20 người chết. Bốn năm sau, Tổng thống Néstor Kirchner đề nghị trao đổi trái phiếu đã đáo hạn với những trái phiếu mới có giá trị 70% các khoản nợ cũ, tương tự như đề nghị của Hy Lạp. Gần ba phần tư số chủ nợ đã chấp nhận thỏa thuận. Những người khác thì tìm đến tòa án mong nhận được bồi thường.

Trong năm 2010, Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của bà, bốn năm sau khi nối tiếp sự nghiệp của người chồng quá cố, vẫn tiếp tục đề nghị một chương trình hoán đổi mới trong năm 2005, và rằng đây là cơ hội cuối cùng cho các chủ nợ còn lại có được trái phiếu mới. Tại thời điểm này, số chủ nợ khởi kiện vẫn đang nắm giữ 4 tỷ USD nợ cũ. Cùng với các vụ kiện liên quan đến các quỹ đầu cơ ở New York, một nhóm các chủ sở hữu trái phiếu Ý vẫn tìm kiếm phán quyết của trọng tài kinh tế tại Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư của Ngân hàng Thế giới.

Câu chuyện pháp lý kéo dài của Argentina có thể là một lời cảnh báo cho Hy Lạp khi nước này đã đề nghị hoán đổi hơn 200 tỷ USD nợ công trong tháng này. Anna Gelpern, một giáo sư luật tại Đại học Mỹ ở Washington cho biết: "Câu trả lời phụ thuộc vào số chủ nợ còn lại cuối cùng của Hy Lạp là những ai. Hy Lạp cũng đã đe dọa sẽ không hoàn trả cho những chủ nợ còn lại này, tuy nhiên, với số lượng còn lại nhỏ hơn nhiều ở Argentina, tôi nghĩ sẽ khó có một cuộc chiến pháp lý nóng như vậy". Trong chương trình hoán đổi của Hy Lạp, 95,7% giá trị trái phiếu đã được đấu thầu.

Sau khi tuyên bố vỡ nợ, Argentina đã bỏ chế độ tỷ giá tham chiếu với đồng USD, thay vào đó là cho phép thả nổi đồng nội tệ. Tổng sản phẩm quốc nội của nước này trong năm 2002 đã giảm 10,8%. Chỉ một năm sau đó, nền kinh tế bắt đầu nhảy vọt nhờ giá đậu tương và ngũ cốc lên cao và nhu cầu của Brazil đối với hàng hoá sản xuất của nước này tăng lên. GDP đã tăng trung bình khoảng 7% mỗi năm kể từ chương trình hoán đổi thứ 2 năm 2005. Thuế xuất khẩu cũng đã giúp đẩy dự trữ quốc tế lên mức kỷ lục 52,6 tỷ USD trong năm ngoái. Fernández đã sử dụng tài sản dự trữ trong ba năm qua để thực hiện thanh toán nợ.

Các nhà kinh tế bao gồm cả các cựu chuyên gia từ ngân hàng trung ương Alfonso Prat-Gay và Martin Redrado cho biết tăng trưởng của Argentina đã đi kèm với lạm phát hàng năm trên 20%, hơn gấp đôi mức 9,7% theo báo cáo của chính phủ. Standard & Poor xếp hạng nợ quốc gia này ở nhóm B, năm bậc dưới nhóm đầu tư, mức thấp nhất trong số 20 nền kinh tế công nghiệp mới nổi lớn nhất thế giới.

Dart và Singer Argentina cho biết Argentina nợ họ ít nhất 2 tỷ USD. Năm 2000, Công ty Elliott Management của Singer đã được Peru trả khoảng 58 triệu USD để giải quyết một vụ kiện đối với trái phiếu vỡ nợ sau khi một tòa án châu Âu đã ban hành một lệnh nhắc nhở các quốc gia chậm thanh toán.

Phán quyết mới nhất của Griesa buộc Argentina phải trả phần lãi suất quá hạn cho các chủ nợ còn lại như Dart và Singer nếu họ muốn tiếp tục trả lãi cho nhà đầu tư đã chấp nhận các trái phiếu mới. Argentina nhanh chóng lên tiếng cho biết việc thanh toán cho các chủ nợ chấp nhận hoán đổi vẫn cứ tiến hành như kế hoạch.

Việc Singer và Dart không nhận được gì từ Argentina mặc dù họ đã giành phần thắng tại tòa án có thể là một trong những lý do hầu hết các chủ sở hữu trái phiếu Hy Lạp chấp nhận chuyển đổi. Cựu Bộ trưởng Tài chính Argentina Guillermo Nielsen nhận định "Hy Lạp đã được hưởng lợi từ thực tế rằng không ai trong số các “quỹ kền kền” có thể lấy bất cứ điều gì từ chúng tôi sau nhiều năm. Không ai muốn chơi trò tranh chấp trong một thập kỷ”.

Theo vinacorp.vn

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn