Tin liên quan
>>Bộ GTVT quyết thu phí xe taxi, du lịch
>>Phí lưu hành phương tiện cá nhân sẽ thu 5%/ năm
>>"Mổ xẻ" phí trên đường cao tốc Trung Lương
>>Thuế, phí “đè” ô tô, xe máy
Các doanh nghiệp sẽ gặp khó vì hàng trăm loại phí |
Mới đây, nhiều doanh nghiệp vận tải đã nhóm họp xin giảm phí bảo trì đường bộ sẽ được áp dụng từ 1/6.
Thời điểm này, liên ngành giao thông - tài chính đang gấp rút xây dựng mức phí bảo trì đường bộ để bắt đầu áp dụng từ 1/6. Trong khi đó, tại Hà Nội, sáng hôm qua, nhiều doanh nghiệp vận tải phía Bắc đã họp và đề xuất giảm phí bảo trì đường bộ bằng 60% mức dự kiến. Các doanh nghiệp đều khẳng định, mức thu phí bảo trì đường bộ 1,44 triệu đồng/ tháng xe đối 18 tấn trở lên và xe container 40 feet là quá cao, khiến doanh nghiệp sẽ lâm vào cảnh khó khăn. Thậm chí, đại diện của nhiều doanh nghiệp vận tải khẳng định, việc phí chồng phí chẳng khác nào “sợi dây” siết cổ các doanh nghiệp này.
Ông Trần Quốc Khải, chủ nhiệm hợp tác xã taxi Nội Bài thể hiện sự không đồng tình khi taxi không được coi là phương tiện vận tải công cộng và phải chịu nhiều loại phí như xe cá nhân. Ông Khải cho biết, ở nhiều nước, Chính phủ bù giá cho các đơn vị vận tải công cộng, còn một số nước châu Âu bù giá 40% cho doanh nghiệp taxi mua sắm phương tiện. Trong khi đó, tại Việt Nam, taxi phải chịu phí trước bạ và rất nhiều loại phí như xe cá nhân. Chính vì thế, việc phải đóng phí chồng phí như hiện nay các doanh nghiệp taxi sẽ không thể kham được.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp cho rằng, các cơn quan chức năng nên dời thời hạn thu phí bảo trì đường bộ cũng như phí hạn chế phương tiện cá nhân. Bởi vì, thêm phí mới các doanh nghiệp vận tải phải tăng phí vận chuyển lên đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Khi đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phải tăng giá bán hàng hóa lên cao mới thoát lỗ. Chính vì thế, việc thu phí giao thông sẽ tác động lên cả doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất và cả người yêu dùng.
Không thể cào bằng xe phục vụ xã hội và xe cá nhân
Trong cuộc họp xin giảm phí bảo trì đường bộ, ông Hoàng Quang Ngọc (Công ty Vận tải Hoàng Hà) cho biết, không phải xe container nào cũng làm việc suốt ngày. Nhiều xe của công ty nằm trong xưởng mấy tháng mà cũng phải đóng phí như các xe lưu hành hàng ngày. Nếu phải đóng phí cho hàng trăm xe thì doanh nghiệp phải trả ngay cả tỷ đồng. Đó còn chưa kể phí hạn chế phương tiện có thể được thực hiện trong thời gian tới. “Không thể cào bằng xe kinh doanh hoạt động phục vụ xã hội khác với xe cá nhân. Nhiều loại phí đổ lên đầu doanh nghiệp thì không khác diệt đường “sống” của các doanh nghiệp vận tải.
Nói về việc bất công bằng trong việc thu phí bảo trì đường bộ, ông Việt Anh, chủ nhiệm HTX vận tải Bắc Nam cho rằng, nếu thu phí thì nên gắn chip trên phương tiện để xe đi đến đâu thu đến đó. Hiện tại, doanh nghiệp đã phải nộp phí xăng dầu, phí đường bộ, sắp tới là phí bảo trì, chưa kể nhiều loại chi phí bến bãi... Do đó, ngành giao thông nên gộp vào một loại và giảm phí bảo trì.
Nên lùi việc áp dụng thu phí bảo trì
Ông Bùi Danh Liên, chủ tịch Hiệp Hội Vận tải Hà Nội cho biết, Hiệp hội này vừa có văn bản dự thảo kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải lùi thời hạn đến 1/1/2013 mới thu phí bảo trì đường bộ, đồng thời giảm mức thu phí xuống còn 60% so với mức phí đề xuất hiện tại của Bộ. Theo ông Liên, nếu thu quỹ bảo trì đường bộ nếu ngay lập tức sẽ làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn bởi giá điện, xăng dầu tăng. Trong khi đó, trước ngày 1/7, doanh nghiệp cũng phải lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình (mỗi đầu xe gần 7 triệu đồng).
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, phó tổng cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam cho rằng, thu phí bảo trì đường bộ thì sự công bằng chỉ là tương đối. Bởi vì, các phương tiện kinh doanh sẽ hoạt động nhiều trong khi các phương tiện gia đình sử dụng ít hơn, sẽ chịu thiệt hơn. Tuy nhiên, các phương tiện này cũng sẽ phải chấp nhận cùng một mức phí vì sự nghiệp bảo trì đường bộ. Ông Quyền cũng cho biết thêm, Đề án cũng đã nêu rõ, với ô tô sẽ thu qua các lần kiểm định định kỳ còn với mô tô, xe máy giao cho chính quyền địa phương tổ chức thu để phục vụ trực tiếp quản lý bảo trì đường địa phương.
Người Đưa Tin