Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển công nghiệp phụ trợ?

Thứ sáu, 23/03/2012, 11:35
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.

 

Theo đánh giá, ngành công nghiệp phụ trợ hiện tại của Việt Nam được coi là yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp và đặc biệt là cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điểm yếu công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hấp dẫn các DN Nhật Bản

Ông Sakae Yoshida – Giám đốc Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

Tính từ tháng 4/2011 đến tháng 1/2012 có khoảng 2.400 nhà đầu tư Nhật đến văn phòng Jetro tại Tp HCM để tìm kiếm thông tin, cơ hội đầu tư ở Việt Nam.

Ông cho biết, con số này cao thứ 2 trong số 73 văn phòng của Jetro có mặt trên thế giới.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.

Vấn đề đối với Việt Nam là làm thế nào tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để khi các công ty, tập đoàn chế biến, chế tạo Nhật Bản đến đây họ sẽ kéo theo các doanh nghiệp hỗ trợ khác dến theo; đồng thời tạo cú huých cho doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển.
 

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam đang thu hút nước ngoài. Ảnh minh họa

Tính đến ngày 20/2/2012 lĩnh vực công nghiệp chế tạo đứng đầu về cả số lượng dự án (7.819 dự án) và số vốn đầu tư đăng ký (94,5 tỷ USD).

Tính đến hết tháng 11/2012 hơn 86% số vốn FDI của Nhật Bản ở Việt Nam tập trung vào công nghiệp chế biến và chế tạo. Đây là lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhật Bản có thế mạnh và phù hợp với hướng phát triển của Việt Nam.

Tuy nhiên, mức độ đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện tại, riêng trong ngành công nghiệp chế tạo vẫn có tới hơn 214.747 công ty (chiếm 97,3%) trên tổng số 220.000 công ty vẫn chưa có hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể thu hút các doanh nghiệp của Nhật Bản đến đầu tư, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư ra nước ngoài sau động đất song thần, thị trường trong nước bị thu hẹp dần và nhu cầu tiêu thụ giảm sút do sự già hóa trong xã hội tăng lên.

SMEs Nhật Bản sẽ tạo cầu kết nối Việt Nam với các doanh nghiệp FDI

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Nhật bản được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là có tính năng động, có khả năng quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, dễ thích nghi và ứng phó với các biến động.

Hơn nữa, họ lại đang sở hữu công nghệ ở bậc vừa phải, có khoảng cách công nghệ không qua xa với các doanh nghiệp Việt Nam; do đó, dễ tạo ra cầu nối liên kết – giao thương qua các hoạt động sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước.

Các doanh nghiệp SMEs của Nhật Bản cũng đã rất thành công khi dầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan, Malaysia.

Những bài học kinh nghiệm bổ ích sau khi đầu tư vào những nước này sẽ rất hữu ích để các doanh nghiệp Nhật Bản có những điều chỉnh chính sách phù hợp với thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI nước ngoài toàn cầu đang có dấu hiệu bắt đầu phục hồi tăng trưởng.

Việc phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam đang được Chính phủ, doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc.

Các chuyên gia tư vấn đến từ Nhật Bản gợi ý, với các SMEs Nhật Bản, họ quan tâm tới những vấn đề cơ bản như: Cơ sở vật chất; Sự bảo đảm an toàn cho đầu tư bằng sự hiện diện của một yếu tố Nhật Bản (con người, doanh nghiệp hoặc đơn giản là chuyên gia nói tiếng Nhật); Dịch vụ sau đầu tư, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả.; Điện liên tục và ổn định; Nguồn lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; Những ưu đãi về thuế; Khoảng cách tới các trung tâm vận chuyển logistic; Giá và điều kiện thanh toán.

Hầu hết, các SMEs Nhật Bản khi tìm kiếm địa điểm đầu tư ở Việt Nam, họ bao giờ cũng định hướng vào các KCN.

Tuy nhiên, việc xây dựng các khu công nghiệp cần hướng theo tiêu chí "Khu công nghiệp không chỉ là khu công nghiệp mà còn phải kết hợp nó thành khu đô thị"… Có như thế mới khiến Việt Nam trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp SMEs Nhật Bản.

Theo TTXVN

Các tin cũ hơn