Thương vụ mua lại khách sạn Daewo: Bình thường hay bất thường?

Thứ bảy, 21/04/2012, 09:17
Kinh tế lạm phát, nhiều khách sạn đang gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh. Vậy tại sao các đại gia Việt lại sẵn lòng bỏ tiền tranh giành Daewoo?


Tin liên quan
>> Daewoo có về được tay người Việt?
>> 'Bán khách sạn Daewoo với giá 100 triệu USD là quá rẻ?'
>> Thêm người đòi mua khách sạn Daewoo

 

Khách sạn không còn là “miếng bánh ngon”?
 
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, trong tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 561.877 lượt, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 3 tháng năm 2012 ước đạt 1.873.726 lượt, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2011.
 

Tuy vậy, qua khảo sát thị trường, PV ghi nhận: Việc kinh doanh khách sạn, resort vào thời điểm hiện tại đang rất khó khăn. Không ít ông chủ của các khách sạn thừa nhận: Lĩnh vực đầu tư này không còn là “miếng bánh ngon” như nhiều năm trước đó. Lượng khách sạn mọc lên nhiều như nấm, kinh doanh cũng theo đó mà trở nên bão hòa, công suất không đạt kết quả như mong muốn.


Nhiều câu hỏi được đặt ra trong thương vụ mua lại khách sạn Deawoo của doanh nghiệp Việt - Hanel khi lĩnh vực kinh doanh khách sạn đang đi xuống, không còn là "miếng bánh ngon" như nhiều năm trước.
 

Ông Lê Tuấn, Giám đốc khách sạn Garnet trên đường Nguyễn Trường Tộ (Hà Nội) cho biết: Lượng khách nước ngoài tới khách sạn giảm nhiều, thậm chí giảm tới 50%. Chính vì vậy, giá phòng, giá dịch vụ phải hạ thấp xuống để “câu khách”, bình thường bán với giá 200 USD/phòng, giờ chỉ còn 100 – 120 USD/phòng.
 
Theo ước đoán của ông Tuấn, với tình hình kinh doanh ế ẩm hiện nay, khách sạn Daewoo có thể cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Hơn nữa, theo đồn đoán của một số người trong giới kinh doanh, công suất của Daewoo mấy năm vừa rồi chưa đạt chỉ tiêu. Thương hiệu khách sạn 5 sao chuyên phục vụ các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng từ lâu, giờ đây đang dần bị mờ nhạt?
 
“Khách của Deawoo chủ yếu là khách thương gia, khách nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Trước đây, hầu hết các công ty du lịch lớn đều gửi khách về Deawoo, giá cả vẫn rất đắt đỏ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, so sánh về chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng, Daewoo khó có đủ tiêu chuẩn cạnh tranh với các khách sạn 4, 5 sao khác” – Đó là nhận xét của người lãnh đạo một công ty chuyên phục vụ khách du lịch.
 
Thêm vào đó, khách sạn Daewoo lại xa trung tâm phố cổ. Khách nước ngoài tới Việt Nam với mục đích thưởng ngoạn, thăm thú sẽ không đưa Daewoo vào lựa chọn hàng đầu. Những khách sạn được ưu tiên hơn cả với không gian đẹp, thuận lợi về giao thông phải kể đến Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Hilton hay gần hồ Tây hơn như Intercontinental, Sheraton,… Chưa kể tới có hàng trăm khách sạn lớn, bé với giá rất ưu đãi nằm ngay trong lòng phố Cổ sẵn sàng “ăn đứt” khách sạn Daewoo. 
 
Về phía người mua, không ít câu hỏi cũng được đặt ra với nhiều băn khoăn như: trong thời buổi thị trường ế ẩm hiện nay, tại sao Hanel lại sẵn sàng bỏ tiền ra mua lại khách sạn Daewoo. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm cho rằng: Triết lý kinh doanh của mỗi nhà kinh doanh khác nhau, có thể chủ đầu tư chấp nhận chịu lỗ một vài năm để 3 – 4 năm sau thu về lợi lớn chẳng hạn.

Hơn nữa, mua Daewoo, Hanel không chỉ mua cơ sở vật chất khách sạn, tài sản gắn liền trên đất mà còn mua cả thương hiệu. Mua lại Daewoo, Hanel có một thương hiệu rất lớn, giá 100 triệu USD ở đây không chỉ là giá trị tài sản mà còn có một giá trị vô hình khác nữa.

 
Thời của việc mua lại BĐS khủng giá hời
 
Vừa qua thị trường chứng kiến một vài thương vụ chuyển nhượng dự án BĐS khủng trong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng... giữa "đại gia" Việt và nhà đầu tư nước ngoài.
 

Việc Hanel mua lại khách sạn Daewoo không phải là thương vụ đầu tiên mà các đại gia Việt Nam mua lại các khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Một thương vụ dù im tiếng nhưng lại khiến giới đầu tư thán phục là việc nhà đầu tư Việt Nam mua lại khách sạn Hilton Opera - một khách sạn có vị trí hiếm có ở Hà Nội. 

Việc mua lại khách sạn Deawoo thêm một bằng chứng cho việc doanh nghiệp Việt đang tiến bộ, có thể sở hữu những tài sản lớn, nổi tiếng ở nước ngoài. 
 

Trước đây, Hilton Opera Hà Nội là tài sản sở hữu của ông chủ Đức và Áo của Tập đoàn Tập đoàn BRG nhưng rất kín kẽ, khách sạn này được sang tên cho một “ông chủ” mới và người đứng đầu là một doanh nhân Việt – bà Nguyễn Thị Nga. Công cuộc chuyển đổi diễn ra rất êm thấm và đa số mọi người chỉ biết khi đã xong việc. 
 
Lật lại quá khứ, giữa năm 2005, Tập đoàn nội địa Sovico đã mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong). Thương vụ này cũng gây được sự chú ý của dư luận bởi lẽ một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới là Furama Resort Đà Nẵng đã được doanh nghiệp Việt Nam mua lại. 
 
“Việc sát nhập, mua lại đó là câu chuyện bình thường trên thương trường. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là: lâu nay, người mua lại đó không phải là người Việt Nam, vì quan niệm xưa cho rằng, người Việt không có tiền. Nhưng gần đây, suy nghĩ đó đang bị lật ngược lại. Một doanh nhân trong Tp.HCM đã mua được cả thị trấn Mỹ, nhiều khách sạn lớn đã 100% là của Việt Nam. Điều đó cho thấy, doanh nhân Việt Nam đang tiến bộ, đó là dấu hiệu đáng mừng” - ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng chia sẻ với báo Giáo Dục Việt Nam.
 
Theo ông Liêm, việc bán lại khách sạn Daewoo của Tập đoàn người Hàn Quốc có thể có nhiều lý do và con số 100 triệu USD chắc chắn cũng đã được các bên xem xét kỹ lưỡng. 
 
Khả năng không ngoại trừ là phía bên Hàn Quốc đang cần tiền, thiếu vốn để đầu tư vào một lĩnh vực khác kinh tế hơn, siêu lợi nhuận hơn. Do đó họ quyết định chuyển nhượng với giá thành mà NĐT trong nước có thể tiếp nhận và khai thác được. Và với doanh nghiệp Việt, đây lại là cơ hội để có thể mua lại các dự án tiếng tăm thế giới với giá "hời".
 

Do đó, theo ông Liêm: Dù ở góc độ nào, đây là câu chuyện hết sức bình thường, phổ biến trên thị trường, không có gì quá đặc biệt khiến chúng ta phải quan tâm hay lo lắng.
 

Theo Giáo dục

Các tin cũ hơn