Italia: 23 chủ doanh nghiệp tự tử vì khủng hoảng kinh tế

Thứ tư, 18/04/2012, 15:36
Thảm cảnh các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Italia tự tử hàng loạt vì công nợ chồng chất do khủng hoảng kinh tế hiện là vấn đề nổi cộm trong xã hội nước này.

Các tin khác
>>Sốc với 'sếp bự' ngân hàng bỏ việc về nhà bán thịt
>>Osin Việt nhận lương 100 triệu đồng/tháng
>>Ông chủ Samsung sẽ 'đi đến cùng' trong tranh chấp về của cải
>> 'Giá điện bị đẩy cao vì qua nhiều mức phí trung gian'



Paolo Tonin, 53 tuổi, chủ một doanh nghiệp nhỏ,
đã tự treo cổ trong nhà kho của mình ngày 12/4

 

Theo các nhà phân tích, kế hoạch khắc khổ của Thủ tướng Italia Mario Monti, hiện đang bị coi là thủ phạm gây nên tình huống này.

Theo thống kê, từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 23 trường hợp tự tử tại Italia vì không thanh toán được nợ nần chồng chất. Trường hợp gần đây nhất là của ông Paolo Tonin, 53 tuổi, ở vùng Treviso.

Chủ doanh nghiệp này đã tự treo cổ trong nhà kho của mình ngày 12/4. 48 tiếng đồng hồ sau, lại có thêm hai người khác tự vẫn. Trước đó, trong tháng 3/2012, một người bị truy tố vì không đóng thuế đã tự thiêu, nạn nhân qua đời sau 9 ngày hấp hối – vụ việc gây chấn động Italia.

Chưa hết, ngày 13/4, Salvatore Procentese, 60 tuổi, chủ nhân một tiệm Pizza, đã nhảy lầu tự tử từ tầng lầu cao 20m gần cửa hiệu đầu tiên của ông mang tên Pizzeria 2000. Ông là người thứ 23 tự tử từ đầu năm đến nay.

Số chủ doanh nghiệp Italia phải tìm đến cái chết đã tăng 25% từ năm 2008 đến 2011 và số người chết năm ngoái là 187 người. Cũng trong thời gian này có 39.000 xí nghiệp vừa và nhỏ phá sản. Những người tinh thần suy sụp, không lối thoát, đã đi đến hành động tuyệt mạng.

Các vụ tự vẫn xảy ra nhiều nhất ở vùng Venetia, nơi tập trung nhiều công ty nhỏ, đang bị phá sản hàng loạt. Nguyên nhân là vì đơn đặt hàng ít đi, hóa đơn chậm thanh toán, tín dụng khó khăn. Các công ty vừa và nhỏ, chiếm 90% hoạt động kinh tế Italia, đang lâm vào tình thế vô cùng khó khăn, chật vật.

Theo các nhà phân tích, kế hoạch khắc khổ của Thủ tướng Italia Mario Monti, hiện đang bị coi là thủ phạm gây nên tình huống này.

Theo thống kê, từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 23 trường hợp tự tử tại Italia vì không thanh toán được nợ nần chồng chất. Trường hợp gần đây nhất là của ông Paolo Tonin, 53 tuổi, ở vùng Treviso.

Chủ doanh nghiệp này đã tự treo cổ trong nhà kho của mình ngày 12/4. 48 tiếng đồng hồ sau, lại có thêm hai người khác tự vẫn. Trước đó, trong tháng 3/2012, một người bị truy tố vì không đóng thuế đã tự thiêu, nạn nhân qua đời sau 9 ngày hấp hối – vụ việc gây chấn động Italia.

Chưa hết, ngày 13/4, Salvatore Procentese, 60 tuổi, chủ nhân một tiệm Pizza, đã nhảy lầu tự tử từ tầng lầu cao 20m gần cửa hiệu đầu tiên của ông mang tên Pizzeria 2000. Ông là người thứ 23 tự tử từ đầu năm đến nay.

Số chủ doanh nghiệp Italia phải tìm đến cái chết đã tăng 25% từ năm 2008 đến 2011 và số người chết năm ngoái là 187 người. Cũng trong thời gian này có 39.000 xí nghiệp vừa và nhỏ phá sản. Những người tinh thần suy sụp, không lối thoát, đã đi đến hành động tuyệt mạng.

Các vụ tự vẫn xảy ra nhiều nhất ở vùng Venetia, nơi tập trung nhiều công ty nhỏ, đang bị phá sản hàng loạt. Nguyên nhân là vì đơn đặt hàng ít đi, hóa đơn chậm thanh toán, tín dụng khó khăn. Các công ty vừa và nhỏ, chiếm 90% hoạt động kinh tế Italia, đang lâm vào tình thế vô cùng khó khăn, chật vật.



Ngày 13/4, Salvatore Procentese, 60 tuổi,
chủ nhân một tiệm Pizza, đã nhảy lầu tự tử từ tầng lầu cao 20m


Bên cạnh những lý do kể trên, Trung tâm nghiên cứu lao động Italia (CGIA) cho rằng còn có một nguyên nhân khác đến từ vấn đề thuế tăng đột xuất mà giới doanh nghiệp nhỏ không ngờ đến.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng lỗi một phần là do Chính phủ Italia không tôn trọng luật lệ trong việc thanh toán đúng hạn đơn đặt hàng của mình. Theo luật pháp, thời hạn thanh toán là 60 ngày, nhưng Nhà nước trả chậm trung bình là 137 ngày. Theo các công đoàn, hiện nay Nhà nước Italia nợ các công ty nhỏ đến 70 tỷ euro.

Từ năm 2009, theo sáng kiến của Massimo Mazzuchelli, một chủ công ty, một số chủ doanh nghiệp đã liên kết đấu tranh đòi Nhà nước phải tôn trọng thời hạn thanh toán đơn đặt hàng theo chuẩn châu Âu trong việc này.

Hiện nay, ông Massimo Mazzuchelli đã thành lập một hệ thống hỗ trợ tâm lý những người lâm vào đường cùng, trong lúc Hiệp hội người tiêu dùng Adiconsum và Công đoàn CISL vừa thành lập hội đầu tiên của gia đình các chủ doanh nghiệp tự tử để giúp vợ và con của những người xấu số.

Theo CGIA, đây là những việc làm bổ ích, nhưng để cải thiện tình hình, điều khẩn cấp là chính phủ phải đưa ra biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và giảm mức thuế đang tăng kỷ lục ở Italia. Các ngân hàng cũng phải tạo điều kiện cho vay mượn dễ dàng hơn. Đây là cũng là một vấn đề sống còn vì các công ty nhỏ không có bao nhiêu vốn dự trữ.

Theo Petrotimes

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích