Một sự thật hiển nhiên mà những người làm marketing mong muốn, là quảng cáo đó mang thông điệp ảnh hưởng trực tiếp và càng sâu sắc tới người tiêu dùng càng tốt. Nếu không, sản phẩm sẽ không bán được, họ sẽ thất bại. Điều này không phải quá mới và các nhà làm maketing ở Việt Nam cũng chưa phải là những bậc thầy xuất sắc nhất so với rất nhiều chiêu, trò maketing của các thương hiệu nổi tiếng khác trên thế giới.
Thật không đơn giản để nghĩ ra một kịch bản PR, marketing, nghĩ ra những quảng cáo độc đáo mà lại giàu tính nhân văn. Và cuối cùng, mục tiêu của không chỉ mỳ G mà còn của tất cả những nhãn hàng khác, đều là lợi nhuận và thương hiệu.
Hay một mẹ có nick là Shery chia sẻ: “Trẻ con thì không thể nào biết được kiếm tiền hay lợi dùng lòng trắc ẩn qua một đoạn clip chiếu trên truyền hình. Chỉ biết là các em xem xong sẽ biết cảm thông, chia sẻ và quan tâm tới những mảnh đời bất hạnh hơn mình.
Khi mà sự giáo dục của toàn xã hội đang đi xuống thì những bài học giáo dục xuất hiện trong đời thường thế này rất cần cho sự phát triển của các em. Nếu các em có đòi mua mì Gấu đỏ đi chăng nữa, cũng không phải vì thích mỳ Gấu đỏ, vì mỳ đó ăn ngon mà vì các em muốn mua để ‘góp 10 đồng cho các bạn nhỏ khác.
Đó là một nghĩa cử nhân văn rất đáng quý đấy chứ? Ừ thì họ có mục đích kiếm tiền (ai sống chả muốn có tiền). Nhưng thay vì mấy trò quảng cáo thị trường, lố lăng mà dùng hình thức có tính nhân văn thế này xem còn thấy ‘dịu mắt’”.
Một quảng cáo thành công, suy cho cùng là nó làm cho người ta hiểu thông điệp muốn gửi tới, và tính nhân văn của quảng cáo. Nếu cứ hiểu cách đơn giản như một đứa trẻ nhỏ thì quảng cáo của mỳ Gấu đỏ đã mang lại thông điệp tốt.
Điều quan trọng tiếp theo mà người tiêu dùng mong muốn, đó là doanh nghiệp có trích phần nhỏ trong gói mỳ của mình để làm từ thiện hay không thôi. Và liệu những em “Tuấn” bị ung thư thật sự trong viện liệu có ngày ra về với kết thúc có hậu, chứ không phải kết thúc buồn như đoạn clip quảng cáo…
Theo Afamily