Quan chức nhà nước về DN "dưỡng hưu": Rằng hay thì thật là hay

Thứ tư, 30/05/2012, 07:57
Việc quan chức sau khi nghỉ việc công về với doanh nghiệp không mới trên thế giới và gần đây điều đó cũng trở thành xu hướng ở Việt Nam.

>> Nhiều lãnh đạo cao cấp nhà nước “hạ cánh” về doanh nghiệp


Đây là một điều bình thường theo các quy định pháp luật, thậm chí sẽ có ảnh hưởng tích cực nếu hy động tốt kiến thức và kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên, điều đó cũng gây nên những nghi ngại mơ mồ khi những quan chức, là người từng quyết định các chính sách lại nắm vị trí quan trọng ở DN.

Đôi bên có lợi
 
Đầu tháng này, một chuyên gia nổi tiếng cũng là người vừa rời ghế lãnh đạo ở Ủy ban giám giám sát  Tài chính đẫ vui mừng cho biết, ông vừa nhận được tháng lương đầu tiên với vai trò tư vấn cho một ngân hàng cổ phần ở phía Nam.

Ông cũng tiết lộ, ngân hàng này muốn ông tham gia một chân trong hội đồng quản trị nhưng điều này chưa thể vì còn vướng những quy định về thời hạn sau không được tham gia các DN sau khi từ nhiệm ở những ngành nhạy cảm. Tuy nhiên, khi các ngân hàng còn nhiệt tình và giữ lời mời thì trong tương lại điều đó rất có thể sẽ xảy ra.

 
Cũng giống trường hợp trên là hành trình trở lại ngành ngân hàng của ông Kiều Hữu Dũng nguyên là Vụ trưởng, Vụ Các tổ chức ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước đã xin từ nhiệm từ cuối 2007. Sau khi ông vụ trưởng trẻ tuổi rời cơ quan quản lý ngay lập tức nhận được rất nhiều lời mời từ các ngân hàng cổ phần cho các vị trí quan trọng.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó có việc vướng các quy đình về thời hạn, nên ông đã tạm rẽ vào làm BĐS. Và đến nay, khi nhận thấy đã đến thời điểm thích hợp ông đã xuất hiện trong hội đồng quản trị ngân hàng Sacomabank.


 
Rất nhiều lãnh đạo cao cấp nhà nước sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục cống hiến.
 
 
Tuy nhiên, hai nhân vật trên chưa phải là những quan chức cao cấp nhất về DN làm lãnh đạo sau khi rời ghế ở công sở.
 
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây của DongA Bank, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 13 đã được bầu vào Hội đồng Quản trị của DongA Bank trong vị trí thành viên HĐQT độc lập với sự ủng hộ của toàn thể cổ đông. Bên cạnh đó, cũng phải nhắc lại, ông Kiêm là một thành viên lâu năm của Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia.
 
Tại một hội nghị cổ đông với nhiều nội dung như tăng vốn điều lệ; mua bán sáp nhập ngân hàng, lợi nhuận hàng ngàn tỷ và chi cổ tức... đều là chuyện lớn hàng ngàn tỷ và liên quan đến quyền lợi sát sườn nhưng sự kiện ông Kiêm tham gia đội ngũ lãnh đạo đã trở thành sự kiện nóng nhất. Hầu hết các nhà đầu tư tỏ ra hào hứng với việc xuất hiện một gương mặt rất nổi tiếng, vốn đã từng là thống đốc NHNN tại ngân hàng này.
 
Ngân hàng, có lẽ là lĩnh vực đi đầu và thu hút được nhiều quan chức về hưu đến làm cho mình. Trước đó, không ít các lãnh đạo cao cấp sau khi nghỉ hưu đã về với doanh nghiệp, như trường hợp ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại về với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB).
 
Gần đây, giới đầu tư còn chứng kiến sự tham gia của ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với vai trò là cố vấn Ngân hàng Eximbank hay sự xuất hiện của ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tại Sacombank.
 
Hiện tượng các cựu quan chức "về với doanh nghiệp" không có gì là mới mẻ trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Đây là một điều rất bình thường khi các doanh nghiệp tận dụng những kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ của các nhà lãnh đạo và chuyên gia để phát triển.
 
Thực tế cũng cho thấy, việc các quan chức nghỉ hưu tham gia vào doanh nghiệp đã làm cho các doanh nghiệp này tốt lên. Trường hợp của ACB là một điển hình. Cơ cấu quản trị mới với nhân tố thành viên hội đồng quản trị độc lập đã góp phần khiến hoạt động của ACB được đánh giá là một trong những ngân hàng có quản trị tốt hàng đầu tại Việt Nam.

Sao cho trọn vẹn?
 
Trong một phát biểu hồi giữa tháng 5/2012, ông Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam - cho biết, việc giãn, giảm, miễn thuế trong gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng ít nhiều đã giúp DN. Tuy nhiên, gói hỗ trợ cũng bộc lộ không ít hạn chế.

 Cái cần nhất của DN là lãi suất càng giảm nhanh càng tốt. Với tăng trưởng tín dụng 17% của năm 2012, điều cần làm ngay là các ngân hàng nên mở hết room tăng trưởng tín dụng của mình để DN tiếp cận vốn vay. NHNN cũng cần kiểm soát tình hình cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.

 
Đây thực sự là những ý kiến đóng góp tâm huyết của ông Kiêm nhìn từ góc độ đại diện quyền lợi DN, nhưng cũng là ý kiến phù hợp cho tư vấn chính sách. Tuy nhiên, thật không dễ cho những người đóng một lúc nhiều vai có sự trọn ven đôi đường như thế hẳn không phải là dễ.

 
Ông Cao Sỹ Kiêm cập bến Đông Á Bank.


Điều đó là một thực tế vì sẽ có hợp xung đột quyền lợi của doanh nghiệp mà họ đầu quân xung đột với quyền lợi của các đối tượng khác. Mà trường hợp xung đột giữa ngân hàng và doanh nghiệp là rõ nét nhất.
 
Trong thời gian qua không ít người đã lên tiếng về hiện tượng các ngân hàng huy động lãi suất thấp nhưng cho vay ra với giá cắt cổ; ngân hàng thắt chặt hầu bao tín dụng đối với hầu hết các thành phần doanh nghiệp; rồi vấn đề lợi ích nhóm...
 
Mấu chốt của tình trạng trên là do các ngân hàng hoạt động không hiệu quả, đầu tư vào bất động sản nhiều, nợ xấu nhiều... Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là dường như sự khó khăn của hệ thống ngân hàng đang được đổ lên đầu các doanh nghiệp.

Rất nhiều DN đã thua lỗ nặng nề hoặc lợi nhuận tụt giảm trong năm 2011 và quý I/2012 vừa qua do lãi suất quá cao và không bán được hàng. Nhưng cũng trong thời gian đó chúng ta đều có thể thấy các ngân hàng liên tiếp thông báo những khoản lợi nhuận khổng lồ. Việc bảo vệ các ngân hàng xem ra là ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, vận mệnh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và trạng thái tâm lý của ngân hàng.

 
Một câu hỏi được đặt ra là liệu các cơ quan chức năng có ưu ái các ngân hàng quá hay không? Có hay không hiện tượng các ngân hàng đã lobby chính sách?
 
Trở lại hiện tượng các cựu quan chức đầu quân vào các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng trong vài năm gần đây, có thể thấy, việc tham gia và hưởng lương, thưởng từ doanh nghiệp thì đương nhiên họ phải đóng góp công sức cho doanh nghiệp. Những kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia và nhà lãnh đạo có thể nói nhiều lúc là vô giá đối với doanh nghiệp. Đây là một sự hợp tác có lợi cho cả hai phía và cũng là một xu hướng chung trên thế giới.
 
Mặc dù vậy, dường như việc gắn lợi ích của cựu quan chức với doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới có khác nhau.
 
Có thể thấy, vị trí thường thấy của các cựu quan chức ở các doanh nghiệp thường là cố vấn cao cấp.
 
Trên thế giới, năm 2008, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã đầu quân cho ngân hàng đầu tư JPMorgan của Mỹ với vai trò là một cố vấn cấp cao. Ông Blair được tuyển dụng để đưa ra những lời khuyên chiến lược và chính trị toàn cầu, những khuynh hướng đang nổi lên cho JPMorgan và khách hàng của JPMorgan với thù lao khoảng 1 triệu USD/năm.
 
Trước đó, cựu Thủ tướng John Major của Anh cũng đã trở thành cố vấn của tập đoàn Carlyle trong khi bà Margaret Thatcher làm tư vấn cho tập đoàn thuốc lá Philip Morris.
 
Trong khi đó, ở Việt Nam các mối quan hệ này vẫn ít được công khai cụ thể hơn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tất cả các mối quan hệ lợi ích chặt chẽ này đều không tốt. Dẫu vậy, sự sung đột lợi ích giữa công đồng và doanh nghiệp đơn lẻ là có thể có.
 
Một chuyên gia quản trị kinh doanh cho rằng, các lãnh đạo dù ở Việt Nam hay thế giới đều là những khối óc lớn, kinh nghiệm dày dặn và nhất là uy tín và quan hệ của họ rất có ích cho việc kinh doanh của DN dù dưới bất cứ vài trò nào. Đặc biệt, ở những lĩnh vực nhạy cảm thì sự xuất hiện của những người này đều rất quan trọng. Hơn thế, trong một môi trường kinh doanh còn nhiều biến động chính sách, rắc rối về thủ tục như ở Việt Nam thì kinh nghiệm quản lý, chính sách của các quan chức là cực kỳ hữu hiệu với DN. Cũng cần lưu ý rằng, rất nhiều quan chức không còn quản lý nhưng vẫn giữ vai trò ngiên cứu, tư vấn cao cấp cho chính phủ và bộ ngành nên không thể vì về hưu mà đứng "bên lề thời sự".
 
Bên cạnh đó, điều không thể phủ nhận là trong quan hệ trọng tình của dân Á Đông thì sự xuất hiện của những quan chức dù đã về hưu nhưng kiến thức, kinh nghiệm và nhất là với quan hệ và uy tín, cũng như thân tín của họ vẫn luôn là một nguồn lực mà rất DN các nước khác đều sử dụng.
 
Tuy nhiên, ở góc độ khác cũng có nhưng trường hợp lãnh đạo về hưu đã có hàng vài chục năm làm với hiệp hội doanh nghiệp, theo đuổi chí hướng phục vụ cộng đồng, đã không muốn phục vụ đơn lẻ cho một đơn vị nào. Ở đó không thể nói là họ không phục vụ DN.
 

Theo VEF

Các tin cũ hơn