Cái mà chúng ta cần là trao cho họ các cơ hội ngang bằng với DNNN, ưu đãi đất đai, hạ tầng và cả chính sách thuế để họ phát triển vươn lên tầm khu vực và thế giới. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển |
Một số chuyên gia cho rằng dệt may không phải lĩnh vực cần thiết phải có tập đoàn nhà nước - Ảnh: A.Vũ |
Cần mạnh dạn thay đổi tư duy
Thực tế VN đã tiến hành tái cơ cấu DNNN trong một thời gian dài nhưng hiệu quả chưa cao. Ví dụ những mục tiêu của chương trình cổ phần hóa đến nay đều chưa đạt được như thời gian hoàn thành là năm 2010 đã trôi qua. TCT đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng chưa phải là đại diện phần vốn tại nhiều DNNN có quy mô lớn.
TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - nhận xét việc tái cấu trúc DNNN là một quá trình khó khăn. Bản chất vì các DNNN đều có chung một ông chủ nhà nước dẫn đến việc người đại diện cho ông chủ đó cũng không rõ ràng. Theo ông, quan trọng nhất là tư duy.
Thứ nhất nếu xem DNNN là nòng cốt thì có mâu thuẫn với hiến pháp hay không? Thứ hai là chúng ta đưa ra khái niệm nhà nước độc quyền trong một số lĩnh vực nhưng không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền DN, vậy có làm được hay không? Hướng cải cách DNNN sắp tới là tăng giám sát và minh bạch hóa thông tin nhưng chưa rõ cơ chế giám sát đối với DNNN. Vấn đề nữa là cải tổ người đại diện chủ sở hữu nhà nước và có lộ trình chỉ còn một đại diện (thay vì có nhiều đại diện như hiện nay gồm UBND tỉnh/thành phố, bộ chủ quản, SCIC…). Bản thân SCIC hiện nay thì năng lực, tính chuyên nghiệp chưa đủ để đại diện vốn tại các DNNN lớn. Chẳng hạn đã từng đưa vốn nhà nước ở Vietcombank sang SCIC quản lý nhưng sau đó lại trả về cho NHNN. Những DNNN giữ vai trò bình ổn thị trường thì ai sẽ chịu phí tổn để thực hiện? Đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu DNNN, việc cải thiện quản trị DNNN là một điều quan trọng. Bởi hiện nay, Tổng giám đốc (CEO) của DNNN vẫn là một công chức, điều này khác hoàn toàn với CEO của một DNTN. Động lực để thúc đẩy một công chức nhà nước không nhiều bằng động lực thúc đẩy một CEO trên thị trường. Vậy liệu DNNN có tham gia vào việc tuyển dụng CEO với mức lương cao như trên thị trường hay không? Đó là chưa kể CEO của các DNNN không có nhiều thực quyền.
TS Thành cho rằng, trong quá trình cơ cấu lại DNNN, ngoài giải pháp thực hiện CPH còn phải tái cấu trúc những đơn vị đang bên bờ vực phá sản. Cần mạnh dạn cho thực hiện phá sản những đơn vị yếu kém. Do tư duy về phá sản của chúng ta còn cũ kỹ, cho rằng phá sản tức sẽ mất hết thương hiệu nên e ngại.
Thế nhưng đây là một nhận thức sai về quá trình phát triển. Ví dụ từ câu chuyện của Tập đoàn General Motors của Mỹ cho thấy sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2009, đến nay thương hiệu này vẫn không mất đi mà sau đó vẫn lấy lại vị thế hàng đầu thế giới vào năm 2011. Riêng đối với những nhóm DN mà sở hữu nhà nước còn chi phối thì phải tìm được cổ đông chiến lược tham gia. Điều đó mới góp phần thay đổi được quản trị công ty.
Theo TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng (Trường ĐH Mở TP.HCM), quan trọng nhất là phải nhanh chóng có khung pháp lý, quy định rõ về việc minh bạch hóa thông tin của DNNN như các công ty đại chúng. Thông qua việc công bố thông tin, toàn xã hội sẽ tham gia giám sát hoạt động của DNNN.
|
TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng (Trường ĐH Mở TP.HCM): Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN
Thực tế cho thấy sau khi thay đổi từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân, nhiều DN đã hoạt động hiệu quả hơn. Ở nhiều lĩnh vực, thông qua hoạt động mua bán sáp nhập với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cũng là cơ hội để đẩy nhanh việc CPH của nhà nước.
Ông Lưu Duy Dần, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt Nam: Hỗ trợ DNTN mạnh hơn Nước ta có thế mạnh về nông nghiệp, vì thế nên có chính sách hướng các DNTN chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này bằng chính sách thuế ưu đãi, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, LS tín dụng, vừa phát triển mạnh thế mạnh nông nghiệp, từ sản xuất gạo đến chế biến nông lâm, thủy sản, rau quả… đồng thời, có chính sách hỗ trợ tìm đầu ra, thị trường tiêu thụ cho các DN này trong thời gian đầu thành lập, hoạt động.
Bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á: Các tập đoàn nổi tiếng thế giới đều là DNTN
Chúng ta thử nhìn các thương hiệu, các tập đoàn nổi tiếng thế giới như Siemens, Microsoft, Coca Cola… họ đều là DNTN. Để đảm bảo DNNN và DNTN đều được tạo điều kiện phát triển trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, trước tiên cần xác định DNNN nào nên giữ lại, không cần thiết thì hoặc bán, hoặc CPH.
Với những DNNN được giữ lại, phải giao nhiệm vụ rõ ràng, rành mạch, khoán cơ chế vốn cho họ và cũng giao cả trách nhiệm, nghĩa vụ cho họ, có chế tài kiểm soát, chứ như hiện nay, vấn đề này còn bỏ trống nên có kiểm soát được hiệu quả hoạt động của DNNN đâu?
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Thoái vốn đầu tư ngoài ngành
Song song với việc đó, phải có quy chế hoạt động của Ban kiểm tra, giám sát với vai trò độc lập, không chịu sự chi phối trực tiếp từ Ban điều hành. Khi đó việc giám sát hoạt động của DNNN, giám sát hoạt động của Ban điều hành là những người đại diện phần vốn nhà nước tại DN mới có hiệu quả cao.
Nếu không có quy chế riêng về bộ máy giám sát thì các DNNN lại dễ dàng lập lờ và không thể ngăn chặn kịp thời những hoạt động ngoài ngành.
TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM): Chuẩn bị kỹ quy trình tái cơ cấu
Phải xác định những vấn đề nào cần tái cơ cấu với các điều kiện tiên quyết bao gồm lãnh đạo việc này là ai? Nên tái cơ cấu cái gì? Ví dụ như phải xác định còn để lại bao nhiêu DN mà nhà nước vẫn sở hữu 100% vốn? Hay những DN, lĩnh vực nào nhà nước sở hữu 70% vốn hay 65% vốn… Sau đó chúng ta mới có phương án chi tiết hơn như sắp xếp lại DN nào, tái cơ cấu về quản trị DN, về nhân sự, về quy trình hoạt động…
Đó là chưa kể Chính phủ có dám chấp nhận mất giá để DNNN thực hiện thoái vốn nhanh hay không? Bởi hiện nay nhiều DN không hiệu quả, nhiều khoản đầu tư trái ngành mà nếu bán ra giá chỉ còn lại chưa đến 1/10 so với lúc đầu tư ban đầu.
|