Chênh lệch thu nhập có làm tăng khoảng cách giàu nghèo ?

Thứ hai, 09/07/2012, 09:07
Mới đây Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn lại nhiều nguồn thông tin cho biết khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, các vùng miền tại Việt Nam tăng dần đều theo thời gian.Điều này cho thấy sự liên đới về giải phân cách "khoảng cách giàu nghèo có gia tăng theo kiểu "ăn theo, nói leo" không? 

>> Khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam lại đang tăng
>> Thu nhập dưới 9 triệu đồng: miễn thuế hết năm 2012

Trải qua hơn hai chục năm đổi mới với kết quả là sự tương đối ổn định và bình đẳng về thu nhập và khoảng cách giàu nghèo như năm 2002 mà  Ngân hàng Thế giới nhận định, Nhưng cũng chính tổ chức này cũng có đánh giá tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang biến động sang mức chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư. Và từ đó khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng "không có nghĩa bao công sức của chừng ấy năm đổi mới lại chuyển về con số 0 chăng ?" 
 
Nhưng thực tế là như vậy qua báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố giữa năm 2011 cho biết, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ thunhập 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng tại nông thôn; từ 260.000đồng/người/tháng lên 500.000đồng/người/tháng tại khu vực thành thị.

Bên cạnh những biệt thự của triệu phú đô la Mỹ tiếp tục mọc lên ở Việt Nam thì vẫn còn những mảnh đời đang phải chật vật với cuộc sống. Ảnh:TL

Nhưng theo chuẩn nghèo mới, hộ nghèo chiếm 20% dân số.
 
Sự chênh lệch trong thu nhập được thể hiện rõ ở các thành phố, vùng miền. Cu thể với số liệu năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội cho biết, thu nhập bình quân đầu người ở thủ đô trên 1.850 đô la Mỹ, TPHCM khoảng3.000 đô la Mỹ, Cần Thơ khoảng 2.350 đô la Mỹ.
 
Riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đã đạt5.800 đô la, cao hơn gần 5 lần bình quân cả nước cùng thời điểm. Đặc biệt, nếu năm 2015 TPHCM chỉ đặt mức thu nhập bình quân đầu người là4.800 đô la, Hà Nội khoảng 3.300 đô la thì Bà Rịa-Vũng Tàu đã đặt chỉ tiêu tới 11.500 đô la (nếu tính cả dầu thô là 15.000 đô la Mỹ).
 
Ở các tỉnh nghèo thì thu nhập rất thấp. Năm 2011, thu nhậpbình quân đầu người của Nam Định đạt 19,2 triệu đồng/năm (khoảng 900 đôla Mỹ), Bắc Kạn là 14,6 triệu đồng (khoảng hơn 700 đô la ), Quảng Ngãi bình quân thu nhập chưa đến 9 triệu đồng/người/năm (hơn 400 đô la), Hà Giang chưa đến 6 triệu đồng/năm (dưới 300 đô la).
 
Nhưng hiện tại số người "giàu kiểu tỷ phú, triệu phú " có tài sản từ 1 triệu đô la tại Việt Nam đang tăng manh, với mức tăng năm 2011 là 33% so với cùng kỳ năm 2010. 
 
Còn trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cho thấy ở Việt Nam số triệu phú đô la lên đến gần 170 người vào thời điểm năm 2011. Riêng 100 nhân vật giàu nhất năm 2011, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt 2 triệu đô la, trong đó có 2 người đạt chuẩn hội viên câu lạc bộ 100 triệu đô la Mỹ.
 
Còn hiện tại các con số thực tế về chênh lệch thu nhâp của các nhóm dân cư, nhóm ngành nghề ,thậm chí nhóm các vùng miền đang gia tăng khoảng cách và số người có thu nhập thấp tăng cao do khủng hoảng kinh tế doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp triền miền đặc biệt là những ngành nghề sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, thủ công, nông nghiệp, chế biến, sản phẩm công nghiệp lắp giáp .... vì khả năng tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh trên cả thị trường trong nước và quốc tế. 
 
Nhưng điều muốn nói ở đây là mức chênh lệch  thu nhập đang có hiện tượng gia tăng khoảng cách như những mức thu nhập "khủng" tại các "ông lớn" rồi những thu nhập "không tên" của các thành phần kinh tế "thế giới ảo, đen" đang tồn tại và lộng hành còn thực chất cuộc sống và thu nhập của 80% dân số của ta những người dân lao động chân chính đang có đà giảm mạnh.

Vì vậy con số bề nổi gọi là sau hơn hai mươi năm đổi mới của chúng ta có  17-20% dân số là giàu lên còn 80% còn lại đang ở mức thu nhập bình quân thấp có thể đang ở mức ngấp nghé cận nghèo .
 
Chênh lệch thu nhập có khoảng cách xa dần như vậy liệu tốc độ  phân hóa giàu nghèo có tăng nhanh không đây là vấn đề cần được nhìn nhận, tổng kết và đánh giá sự thành công hay thất bại của một quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia? Nhưng cũng là vấn đề báo động sự bất ổn hay bình yên của một nền kinh tế?

Mặc dù vậy chúng ta cũng cần khẳng định rằng từng ấy năm đổi mới chúng ta có được ngày hôm nay là thành quả và quá trình  hoạt động phát triển của cả dân tộc chúng ta cần tổng kết và phân tích những mặt yếu phải xử lý và những ưu điểm cần phát huy. Cần có niềm tin và hy vọng như các cụ vẫn dạy "thất bại là mẹ của thành công".
 

Theo Tầm Nhìn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích