Nước sạch thất thoát, người dân gánh chịu chi phí

Thứ hai, 09/07/2012, 11:41
Tại đô thị loại 1 như TP HCM, giá nước sạch tối thiểu người dân, DN phải trả sẽ từ 3.500 đồng/m3 và tối đa là 18.000 đồng/m3, tăng từ 16,7% và 50% so với mức giá đang được áp dụng, càng khiến người dân, DN lo lắng đến việc tăng giá, tăng chi phí.
Trong lúc sức mua tại các chợ truyền thống ở TP HCM đã giảm đến 30%; hệ thống siêu thị trên địa bàn cũng liên tục phải giảm giá, khuyến mại tới 1.000 mặt hàng với mức giảm từ 30 - 50%, thậm chí là 70 - 80% nhằm tiêu thụ hàng hóa. 

Để khuyến khích người tiêu dùng và kìm chế tăng giá, chính quyền thành phố cũng đã phải nỗ lực triển khai các biện pháp bán hàng bình ổn giá tiêu dùng… thì “canh me” đúng thời điểm giá xăng dầu giảm liên tục, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tiếp tục thông báo tăng giá điện lên 5%. Cùng lúc, Bộ Tài chính cũng công bố cho áp dụng khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt kể từ ngày 11/7.
 


Nhiều hộ dân ở thành phố chưa có nước máy để sử dụng. Ảnh minh họa
 
Theo đó, tại đô thị loại 1 như TP HCM, giá nước sạch tối thiểu người dân, DN phải trả sẽ từ 3.500 đồng/m3 và tối đa là 18.000 đồng/m3, tăng từ 16,7% và 50% so với mức giá đang được áp dụng, càng khiến người dân, DN lo lắng đến việc tăng giá, tăng chi phí.
 
Với nước sạch, hiện nay chi phí tiền nước của một hộ dân có mức thu nhập trung bình khá tại TP HCM đã ở mức 100 - 200 ngàn đồng/tháng. Trong khoản tiền này đã có gần 38,5% là chi phí để gánh cho lượng nước sạch bị thất thoát. Nay phải trả thêm vài chục ngàn cũng là khoản tiền không nhỏ đối với túi tiền của người dân. Nước sản xuất ra bị thất thoát nhiều khiến 14% người dân nội thành chưa có nước máy để sử dụng.
 
Theo công bố của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn(Sawaco) mới đây, công suất cấp nước máy hàng ngày trên địa bàn thành phố là 1,53 triệu m3, thì mỗi ngày đã có gần 588 ngàn m3 nước sạch bị mất đi. Nếu tính theo khung giá mới, mỗi ngày đã có cả chục tỷ đồng tiền túi của người sử dụng nước sạch trôi theo lượng nước thất thoát.
 
Bất lực trước việc khống chế, kéo giảm tỷ lệ hao hụt nước sạch xuống thấp, nên TP HCM buộc phải nhắm vào việc đầu tư phát triển thêm nguồn bổ sung. Và để có tiền xây dựng hệ thống sản xuất, cung cấp nước máy, giá nước trong các năm từ 2010 đến 2013 đã được thành phố cho phép tăng liên tục ở mức 10%/năm.
 
Để có đủ nước sạch cung cấp cho khu vực nội thành, trước năm 2015, Sawaco sẽ tiếp tục cho xây dựng Nhà máy Nước Tân Hiệp 2 với công suất cỡ Nhà máy Nước Tân Hiệp 1. Trong khi đó,chỉ cần thành phố quyết liệt trong việc chống thất thoát nước sạch, người sử dụng nước máy sẽ không phải tốn thêm cả ngàn tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy cấp nước mới.
 

Theo CAND

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích