Tham nhũng - rào cản mọi sự phát triển kinh tế đất nước ?

Thứ hai, 09/07/2012, 13:45
Tiền lại đẻ ra tiền", liệu có đồng cảnh và đồng ngữ với "Có tiền mua tiên cũng được" hay "Dùng tiền để mua quyền và dùng quyền để kiếm lại tiền nhiều hơn"?
 
Thực tế Tham nhũng xuất phát từ nghĩa của "Quyền và Tiền"! Dùng tiền để mua quyền, và lại vì tiền mà dùng quyền để kiếm tiền. Chỉ có điều đồng tiền nén bạc ấy nó từ đâu mà có.

Trong thực tế phát triển của kinh tế xã hội dù ở điều kiện nào nếu kiếm tiền chân chính là phải có điều kiện cần và đủ. Đó là năng lực, tài năng và trí tuệ. Ở nền kinh tế thị trường thì quy luật kinh doanh tiền đẻ ra tiền khi và chỉ khi đồng tiền đưa vào kinh doanh là đồng tiền sạch và giá trị đúng của sản phẩm là tập hợp các chi phí và những tinh túy của sức lao động đem lại chất lượng và giá thành của nó.
 

 
Ảnh minh họa
 
Khi giá trị của hàng hóa sản phẩm ngày một phát triển thì nền kinh tế xã hội ấy cũng tiến theo chiều thuận của thời gian. Còn nếu đồng tiền "không sạch" mà có được do những "vi phạm các kiểu" mà có rồi từ đó lại đẻ thêm những đồng tiền "không sạch" khác, đó chính là quy trình kiếm tiền của một vòng "luẩn quẩn".

Nói tóm lại dư luận cho một định nghĩa chung có tiền do tham và nhũng nhiễu hay là "tham nhũng" chắc chắn sẽ là rào cản mọi sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia,vùng,tỉnh... và mọi nơi nếu lợi ích dựa trên mối quan hệ là tham nhũng sẽ cản trở quá trình cải cách và phát triển đất nước.
 
Khi nghiên cứu về động lực thúc đẩy cải cách kinh tế tại các tỉnh ở Việt Nam. Báo cáo được công bố hôm 5.7 tại Hà Nội đã nhận định tham nhũng là rào cản quá trình cải cách và phát triển kinh tế từ địa phương đến trung ương và lan tỏa cả quốc gia.

Nội dung báo cáo quan trọng này dựa trên kết quả nghiên cứu tại bốn tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là Bắc Ninh, Hưng Yên, Đồng Tháp, Cà Mau, do viện Nghiên cứu Phát triển(IDS) của đại học Sussex, Vương quốc Anh và phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.
 
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cả hai trường hợp thành công cho thấy ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo năng động, có trình độ và ổn định của chính quyền tỉnh. Thiếu những yếu tố này, những cố gắng vận động của hành lang của khối DN tư nhân cũng sẽ chỉ dừng ở việc phục vụ lợi ích cá nhân và không được chuyển biến thành những cải cách sâu rộng hơn.

Như vậy “Rõ ràng là sự kết hợp của một khu vực tư nhân có năng lực được tổ chức tốt và một bộ máy lãnh đạo địa phương năng động sẽ làm gia tăng sự thành công”.
 
Mặt khác quá trình phân cấp hay cải cách hành chính đã diễn ra thành công, nhưng cũng gây ra không ít vấn đề cho địa phương sau đó. Các vấn đề được đề cập nhiều nhất là sự lãng phí đầu tư công, đặc biệt là xây dựng quá nhiều sân bay, bến cảng, khu công nghiệp tại các địa phương.

Các tỉnh đua nhau xây dựng cơ sở hạ tầng đắt tiền nhằm khẳng định uy tín với nhà đầu tư nhưng lại nhận được kết quả ngược lại: cơ sở hạ tầng không được sử dụng hết công suất. “Chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời có nội dung: Nhờ có quá trình phân cấp, giờ đây bộ mặt nông nghiệp của Việt Nam có “14 lỗ” với hàm ý các cánh đồng lúa bị phá hủy để chuyển hóa thành sân golf” và rất nhiều dự án vô lý khác không phù hợp với vùng, miền và địa lý khí hậu hay điều kiến phát triển... 
 
Hay giới nghiên cứu kinh tế đã nhận định là "phát triển kinh tế mũi nhọn như quả mít" vì tình trạng đầu tư lãng phí dàn trải và chỗ nào cũng nhọn ví như ở Đồng Tháp: ngành công nghiệp mũi nhọn của Đồng Tháp những năm gần đây là công nghiệp chế biến thủy sản và thức ăn gia súc do vậy trên địa bản tỉnh, hiện có tới 42 dự án đầu tư với công suất 280.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng, nhưng chỉ hoạt động 50% công suất do nhiều nguyên nhân như thiếu nguyên liệu đầu vào, thị trường xuất khẩu…, như vậy đã lãng phí của cải xã hội gần 2.600 tỷ đồng.
 
Về động lực cải cách có nhiều yếu tố, nhưng quyết định là từ lãnh đạo, chính quyền, cơ quan quản lý. “Cải cách đâu phải người dân quyết định được. Nhưng động lực để thúc đẩy phát triển lại chính là từ người dân, từ DN, mà ở đây chúng ta nhấn mạnh là DN tư nhân”.
 
Có thể nhận định "Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao hàng chục năm nay và các tỉnh hiện cũng ráo riết cho mục tiêu tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng ấy có bền vững không?" thật sự là sự tăng trưởng ảo. Vì nếu phân cấp quản lý mà bản thân nó  là phân chia quyền lực và trách nhiệm, nhưng nếu trao hết cho địa phương là không đúng, mà là việc hiện đúng chức năng được phân cấp, bảo đảm năng lực giải trình của cả trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, nội dung này trong báo cáo còn mờ nhạt. Báo cáo cũng nói rằng phân cấp cho địa phương tạo ra lãng phí, nhưng ở trung ương còn lãng phí hơn nhiều, mà trường hợp Vinashin, Vinalines là điển hình. Hay sự phân cấp này chính là cái "bẫy" để thực hiện mối quan hệ giữa "quyền và tiền" ở từng cấp độ và tham nhũng cũng nảy sinh theo cấp độ này? Vì vậy nó là rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế cũng theo cấp độ phân chia? 
 
Thực tế hiện nay cải cách quản lý chưa hẳn là trao quyền, mà có phần là chính quyền trung ương chạy trốn trách nhiệm, trong khi thiết chế giám sát vẫn còn hạn chế. Vì thực tế “Đúng là có chuyện tỉnh nào cũng mải mê chạy theo mô hình tăng trưởng nhưng không trách họ được. Vì cách thức phân bổ kinh tế như hiện nay, tư duy nhiệm kỳ như hiện nay,nếu các tỉnh cạnh tranh nhau về năng lực điều hành thì tốt, nhưng cạnh tranh nhau về sân bay, bến cảng hoành tráng thì hiệu quả ngược”.

Mà mỗi dự án này lại mất khoảng 30-40 % vốn ban đầu theo kiểu "luật bất thành văn" cứ thế mà làm rồi đi tìm người để thực hiện quy chế "xin cho " hoặc "chế độ chỉ định thầu " cũng chẳng khác nhau là mấy?.
 
Nhìn nhận tổng thế nếu ở bất kỳ điều kiện nào xã hội nào mà hiện tượng tham nhũng hiển diện và phát triển thì sẽ là rào cản quá lớn đến sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội tại thời điểm ấy? Vì vậy muốn kinh tế xã hội ổn định và phát triển cần phải tìm bài thuốc triệt tiêu mọi tham nhũng ở mọi ngóc ngách của nền kinh tế mà xuất phát điểm phải từ khâu tổ chức nhân sự phải là độc lập và cần theo quy định.

Tiêu chí. chỉ tiêu về tầm và tâm của người cán bộ quản lý ở mọi cấp ngành và cần được nhân dân nhìn nhận đánh giá và tín nhiệm khi tranh cử. Đó chính là khâu cải cách cần thiết và phải thực hiện càng sớm càng tốt. 
 

Theo Tầm Nhìn

Các tin cũ hơn