Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đã chứng kiến lễ ký văn bản hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty McKinsey&Company của Mỹ; làm việc với ông Fred Hochoberg, Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ; làm việc với Công ty Honeywell và Tập đoàn Tangible – những doanh nghiệp thuộc loại hàng đầu thế giới. Honeywell là một trong 100 công ty hàng đầu thế giới do tạp chí Fortune của Mỹ bình chọn, kinh doanh các lĩnh vực chính như hàng không vũ trụ, giải pháp tự động hóa và điều khiển, hệ thống giao thông vận tải và vật liệu đặc biệt. Tangible là tập đoàn cung cấp giải pháp công nghệ tập trung vào hai lĩnh vực mà thế giới quan tâm đồng thời là hai lĩnh vực mà Mỹ có chính sách ưu tiên phát triển, đó là năng lượng và an ninh. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Trần Bắc Hà thẳng thắn đề nghị sửa đổi 8 điểm bất cập trong Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo ông, một trong những điểm vướng nhất là việc chuyển vốn ra nước ngoài trước khi dự án đầu tư ra nước ngoài được chấp thuận đầu tư (liên quan đến điều 23 của Nghị định 78). Doanh nhân này lý giải, doanh nghiệp muốn có dự án đầu tư phải bỏ chi phí khảo sát, thăm dò, đánh giá, lập báo cáo, rồi chi phí đưa chuyên gia sang… Thế nhưng Nghị định 78 chưa cho phép điều này khiến các doanh nghiệp vẫn phải làm “chui”, tình ngay lý gian! Trong khi nhiều nước có chính sách hỗ trợ tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhưng Việt Nam không có chính sách này. Một bất cập khác là việc doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài phải đóng góp để xây dựng trường học, y tế cho người dân ở địa điểm đầu tư theo quy định của Chính phủ một số nước nhưng lại không được hạch toán vào chi phí dự án. Ông Trần Bắc Hà và không ít doanh nhân khác đang hăm hở với công cuộc làm ăn xa xứ rất tin tưởng như vậy. (Theo SGGP)
Trong một động thái khác, những thống kê gần nhất cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư hàng chục tỷ USD ra nhiều thị trường nước ngoài, khẳng định bản lĩnh kinh doanh và tiềm lực – tuy chưa lớn nhưng bước đầu cũng đáng để tự hào. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính tới 29-7-2011 đã có 601 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra ngoài lãnh thổ với tổng mức đầu tư đăng ký lên tới gần 24,56 tỷ USD.
Tổng giám đốc Viettel Hoàng Anh Xuân (Thứ 3 từ trái qua) nhấn nút khai trương thương hiệu Metfone tại Campuchia (Ảnh minh họa,).
Tuy nhiên, để những hoạt động giao thương này đạt thành tựu ấn tượng hơn nữa, nhiều nhà đầu tư đang bày tỏ mong muốn được gỡ khó ngay từ cơ chế chính sách.
Các doanh nghiệp tiên phong đi “đánh chuông” ở xứ người cho rằng, thời điểm hiện tại đang là thời cơ quan trọng mà họ cần nắm bắt trước khi quá trễ. Để khẳng định vị trí ở thị trường nước ngoài, nội lực của doanh nghiệp vẫn là yếu tố quan trọng nhất nhưng cơ chế hỗ trợ của nhà nước vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa có ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn. Lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài hiện chưa cao nhưng trồng cây thì phải đủ thời gian mới có thể thu hoạch và nếu được chăm sóc tốt thì nhiều khả năng người trồng cây được trả công bằng quả ngọt trĩu cành.
Lê Trung