>> Vì sao chưa có công ty chứng khoán nào phá sản?
>> Công ty chứng khoán rầm rộ tuyển broker!
>> Nâng “room” cho khối ngoại lên 100% tại công ty chứng khoán
>> “Xóa sổ” công ty chứng khoán, không dễ!
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang có 15 trong số 105 công ty chứng khoán có tỷ lệ sở hữu của đối tác ngoại lên tới 49%, chủ yếu là của các nước châu Á như Nhật Bản, Malaysia, Singapore. Một số nữa có sở hữu 20%, 15% vốn nước ngoài.
Ở một vài công ty chứng khoán khác, đối tác nước ngoài nắm giữ từ 5%-10% cổ phần, chủ yếu là các quỹ đầu tư ETF. Trong số 27 công ty chứng khoán đã niêm yết, 20 công ty có chưa đầy 5% vốn được sở hữu của bên nước ngoài.
Phổ biến là mua cổ phần để thâu tóm
Năm 2011, nhiều công ty nước ngoài ở khu vực châu Á “săn lùng” và mua cổ phần của các công ty chứng khoán Việt Nam đang hoạt động với mục đích tiến tới thâu tóm khi nước ngoài được phép thành lập mới công ty chứng khoán 100% vốn ngoại tại Việt Nam kể từ năm 2012.
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang có 15 trong số 105 công ty chứng khoán
có tỷ lệ sở hữu của đối tác ngoại lên tới 49%, chủ yếu là của các nước châu Á như
Nhật Bản, Malaysia, Singapore.
Ngài ra, sức hút rất lớn nữa là thị trường chứng khoán Việt Nam ế ẩm, khiến giá mua cổ phần các công ty chứng khoán xuống thấp nhất trong khu vực, tạo cơ hội lớn để nước ngoài thâu tóm các công ty chứng khoán Việt Nam.
Điển hình nhất là vụ Nikko Cordial (Nhật Bản) đã mua 14,9% cổ phần Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI), tổng trị giá thanh toán 133,7 tỷ đồng (xấp xỉ 6,9 triệu USD hoặc tương đương 564 triệu Yên Nhật) với giá 15.000đ/CP, hợp đồng ký ngày 24/2/2011.
Trước đó, nhiều thương vụ khác cũng đã thực hiện thành công như: Công ty Chứng khoán và Đầu tư Hàn Quốc đã mua gần 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS) và dự định sẽ “mua đứt” EPS, sau khi nhà đầu tư ngoại được phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Công ty Chứng khoán Hướng Việt chuyển nhượng 48,33% cổ phần cho Morgan Stanley (Singapore), Công ty Chứng khoán Nhấp&Gọi bán 49% cổ phần cho Công ty TNHH Chứng khoán & Đầu tư Golden Bridge (Hàn Quốc), Công ty Chứng khoán Sài Gòn bán cổ phần cho Tập đoàn Daiwa Securities (Nhật Bản) và Ngân hàng ANZ; Công ty Chứng khoán Việt Nam bán 49% cho Ngân hàng RHB (Malaysia)...
Bắt đầu từ ngày 15/9/2012, Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, có hiệu lực, trong đó cho phép nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã có thời gian hoạt động tối thiểu 2 năm được mua cổ phần, góp vốn để sở hữu 49% công ty chứng khoán Việt Nam hoặc mua, thành lập mới công ty chứng khoán do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn.
Tuy nhiên, khoản 9, Điều 71 của Nghị định cũng nêu rõ, việc mua cổ phần, tham gia góp vốn lập công ty chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Hiện tại, Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn chỉnh dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 58, để ban hành và thực hiện từ ngày 15/9, trong đó, quy định chi tiết việc mua cổ phần, phần góp vốn, tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vậy sau khi thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính được ban hành sẽ có làn sóng thành lập công ty chứng khoán 100% vốn ngoại tại Việt Nam?
Nhiều rào cản từ thị trường
Một chuyên gia thuộc công ty chứng khoán có vốn nước ngoài cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Âu, Mỹ thường có tâm lý thích mua toàn bộ hoặc thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài, chứ không muốn nắm tỷ lệ chi phối 65% hay 75% bởi giữa nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác Việt Nam thường có sự khác biệt về văn hóa kinh doanh, tư duy và quan điểm điều hành. Nhà đầu tư nước ngoài không muốn đối mặt với những phiền toái, rủi ro xuất phát từ sự khác biệt này.
Giải thích lý do chưa có các quỹ đầu tư lớn, công ty tài chính lớn từ châu Âu và Mỹ tham gia mua cổ phần công ty chứng khoán Việt Nam trong hai năm qua, một chuyên gia thị trường chứng khoán cho rằng, có ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá bé nhỏ, thanh khoản rất thấp so với thị trường chứng khoán Mỹ, các nước châu Âu và Trung Quốc, tổng giá trị vốn hóa thị trường hiện chỉ có khoảng 25-30 tỷ USD, bằng 0,5%-1,5%.
Thứ hai, có quá nhiều là công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động cạnh tranh khốc liệt với nhau, tranh giành nhau “miếng bánh” thị phần quá nhỏ, trong đó có không ít công ty chứng khoán cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp mọi thủ đoạn không minh bạch và trái pháp luật.
Thứ ba, những quy định của phát luật về thị trường chứng khoán còn thiếu và nhiều quy định còn chưa rõ ràng, khiến thị trường chứng khoán thiếu minh bạch, quản lý còn lỏng lẻo và mức độ đầu cơ cổ phiếu kiểu “tù mù” khá lớn.
Ngoài ra một số rào cản nữa cũng góp phần làm nản lóng các nhà đầu tư đến từ châu Âu và Mỹ. Hiện có rất ít công ty chứng khoán có vốn ngoại kinh doanh hiệu quả (như Công ty Chứng khoán Tp.HCM - HSC, Công ty Chứng khoán KimEng Việt Nam - KEVS...) tại Việt Nam, nhiều công ty chứng khoán có vốn ngoại kinh doanh không mấy khả quan trong 3 năm qua.
Theo Vneconomy