>> Tướng Savills bàn cách 'giải cứu' bất động sản
>> “Giải cứu” nông dân trồng lúa
>> “Tháo gỡ” hay “giải cứu” ?
>> Toàn cảnh vụ giải cứu Bianfishco
Từ đó, bộ này đề nghị Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu đối với doanh nghiệp trong nước có kinh nghiệm năng lực thực hiện các công trình và hạng mục công trình có nguồn vốn nhà nước từ 30% tổng mức đầu tư trong thời hạn đến hết quý II năm 2013.
Riêng với các dự án chỉ định thầu là dự án, sản phẩm cơ khí trọng điểm, kiến nghị Chính phủ cho phép bộ quản lý trực tiếp thẩm định, phê duyệt giá chỉ định thầu để tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước tham gia các dự án đầu tư.
Cùng với đó, đề nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục cơ chế chỉ định thầu với một số dự án khác về hóa chất, tuyển quặng, giàn khoan dầu khí…
Ngoài ra, bộ này cũng xin cơ chế riêng cho một số dự án cụ thể, như: Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Bộ đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Viettinbank tiếp tục cho chủ đầu tư - Tổng Cty Thép Việt Nam vay bổ sung đối với phần vốn tăng thêm của dự án;
Với dự án bột giấy Phương Nam của Tổng Cty Giấy Việt Nam, Chính phủ cho phép tiến hành cơ cấu lại tài chính, sớm cổ phần hóa, nâng vốn Nhà nước sở hữu lên 30-50% giá trị nhà máy, giao Bộ Tài chính tiếp tục ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, bảo lãnh cho đến khi nhà máy đi vào sản xuất, trích được khấu hao mới trả nợ...
Xem ra những đề xuất trên của Bộ Công Thương gắn với lợi ích cục bộ của những doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước thuộc bộ quản lý, chứ chưa bao quát được đến hệ thống doanh nghiệp của ngành (kể cả tư nhân).
Trao đổi với báo chí, TS Vũ Đình Ánh cho rằng: phải làm rõ các đề xuất “giải cứu” doanh nghiệp được đưa ra dưới góc độ quản lý nhà nước hay là đề xuất dành riêng cho doanh nghiệp thuộc bộ quản lý.
Là bộ quản lý nhà nước phụ trách một ngành kinh tế rất quan trọng của đất nước là công nghiệp và thương mại, nên các biện pháp, chính sách của Bộ Công Thương đưa ra phải là những biện pháp áp dụng chung cho cả nền kinh tế chứ không phải dành riêng cho một bộ phận nào.
Về kiến nghị cho phép thực hiện chỉ định thầu cho các doanh nghiệp trong nước tham gia các công trình và hạng mục công trình có nguồn vốn nhà nước trên 30% trở lên, theo TS Ánh, dễ dẫn đến những tiêu cực xin cho.
Với những kiến nghị đưa ra cho thấy Bộ Công Thương đang loay hoay với những biện pháp nhằm hỗ trợ các “con ruột” thuộc mình quản lý, mà quên mất nếu càng bao bọc các “con ruột”, chúng càng dễ sinh hư.
Theo Tiền Phong