“Xanh hóa” ngành ngân hàng

Thứ tư, 09/01/2013, 22:22
Vấn đề về môi trường và trách nhiệm xã hội trong hoạt động tín dụng ngân hàng đã được các cơ quan quản lý chức năng đặt ra, đòi hỏi ngành ngân hàng cần thay đổi để phát triển bền vững.

Nghiên cứu của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện đối với 19 ngân hàng thương mại Việt Nam lớn nhất hiện nay (dựa trên vốn điều lệ và tài sản) cho thấy chỉ có ngân hàng Sacombank đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng đối với môi trường và xã hội.

Theo đó, các dự án được phân loại dựa trên mức độ tác động đến môi trường. Trên cơ sở đó, Sacombank sẽ ra quyết định có cấp tín dụng cho dự án hay không và có những kế hoạch giám sát, kiểm tra và thỏa thuận với khách hàng để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của dự án đến môi trường.

xanh hóa ngành ngân hàng 
Nghiên cứu của PanNature cho thấy, một trong những rào cản đối với việc thực hiện trách nhiệm môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng là do một số ngân hàng lớn cũng còn e dè chưa muốn một mình đi tiên phong.

Một nghiên cứu khác của Công ty tư vấn MCG công bố ngày 22/08/2012 cho thấy, 89% số ngân hàng tham gia khảo sát không biết đến bất kỳ tài liệu hướng dẫn hay tiêu chí nào về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành tài chính. 93% các ngân hàng cũng cho rằng cần phải có hướng dẫn về vấn đề này.

PanNature cũng đưa ra một nghiên cứu độc lập chưa công bố được tiến hành ở cùng thời điểm với khảo sát nói trên của MCG, việc các ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng không chỉ đơn giản là vì họ “không biết làm như thế nào”.

Dù hầu hết các cán bộ tín dụng ngân hàng chưa được đào tạo về việc thẩm định các rủi ro môi trường và xã hội nhưng kinh nghiệm làm việc cũng ít nhiều giúp họ hình dung được những ảnh hưởng của các dự án mà họ cho vay vốn đến môi trường tự nhiên và an sinh xã hội.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng này trên thực tế chưa phải là những rủi ro quá lớn đối với ngân hàng khiến họ phải chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa và bảo hộ.

Một lãnh đạo cấp cao của một ngân  hàng  lớn ở Việt Nam khi hỏi về vấn đề này cho biết: “Thách thức lớn nhất để các ngân hàng thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường, xã hội là việc đánh đổi giữa các lợi ích kinh tế từ những dự án gây tác động và việc trở thành một ngân hàng “xanh hơn” với những lợi ích còn chưa nhìn thấy được”.

Trong bối cảnh hiện nay của ngành ngân hàng Việt Nam với những yêu cầu cải tổ, tái cơ cấu, và bắt đầu suy nghĩ về một tương lai bền vững hơn thay vì chỉ đầu tư “ăn xổi,”.

Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) ) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức hội thảo “Quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành ngân hàng” từ ngày 21-22/08/2012 vừa qua và ra một quy định chung trong toàn ngành về vấn đề trách nhiệm môi trường và xã hội  thông qua việc thẩm định nghiêm ngặt các dự án khi xét duyệt tín dụng, có thể sẽ là một bước đà cho những ngân hàng lớn ở Việt Nam đang muốn đi tiên phong trong lĩnh vực này.

Vấn đề đặt ra là việc “xanh hóa” ngành tài chính ngân hàng hiện nay nên áp dụng chuẩn mực bắt buộc hay khuyến khích các ngân hàng tham gia một cách tự nguyện.

Mi Sa.

Các tin cũ hơn