Cổ phần trên bao gồm 85.830.457 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu của VP Bank. Bên nhận chuyển nhượng trong thương vụ này là một nhóm 3 nhà đầu tư cá nhân bao gồm bà Ngô Thu Thủy, ông Huỳnh Bá Lân, và bà Phạm Vũ Thị Như Hoàng, tờ báo cho biết.
Chi hơn 41 triệu USD và nắm giữ cổ phiếu VPBank trong vòng 7 năm, OCBC đã thu được khoản lợi nhuận hơn 14 triệu USD. |
Tờ báo trên bình luận, có vẻ như OCBC đã “không cưỡng lại được” lời đề nghị mua cổ phần của nhóm nhà đầu tư này. Ba nhà đầu tư đã tiếp cận đề nghị mua cổ phần VP Bank từ OCBC, và sau khi cân nhắc đề xuất, OCBC quyết định bán toàn bộ số cổ phần nắm giữ trong ngân hàng Việt.
Giá trị của thương vụ là 55,5 triệu USD, thanh toán bằng tiền mặt. Thỏa thuận đạt được trên cơ sở người bán sẵn sàng bán và bên mua sẵn sàng mua sau khi xem xét giá trị tài sản ròng đã được kiểm toán mới nhất của VPBank. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2012, giá trị tài sản ròng của ngân hàng này xấp xỉ 6.637 tỷ đồng.
Theo tờ báo, vụ chuyển nhượng này được cho là sẽ không có ảnh hưởng đáng kể gì tới tài sản ròng hữu hình hay lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu của OCBC trong năm tài khóa hiện tại.
Trước khi bán lại toàn bộ cổ phần VPBank, OCBC là cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất và lớn nhất tại ngân hàng này. Trong cả hai lần rót vốn vào VPBank, OCBC đều mạnh tay trả giá, với các mức giá đưa ra gấp lần lượt 5 lần và hơn 4 lần so với mệnh giá cổ phiếu.
Tháng 3/2006, OCBC chi ra 250 tỷ đồng để mua lại cổ phần 10% của VPBank. Khi đó, vốn điều lệ của VPBank là 500 tỷ đồng. Đến tháng 8/2008, OCBC lại chi tiếp 25,5 triệu USD, tương đương khoảng 410 tỷ đồng theo tỷ giá cùng thời điểm, để sở hữu thêm cổ phần 5% tại VPBank. Ở thời điểm đó, VPBank có vốn điều lệ hơn 2.100 tỷ đồng. Năm 2012, OCBC được thưởng hơn 10,7 triệu cổ phiếu VPBank trong đợt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 14,25%.
Như vậy, chi hơn 41 triệu USD và nắm giữ cổ phiếu VPBank trong vòng 7 năm, OCBC đã thu được khoản lợi nhuận hơn 14 triệu USD.
Theo Vneconomy