Riêng trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc, Bộ NN-PTNN yêu cầu các đơn vị thực hiện giám sát nghiêm ngặt theo thông lệ quốc tế cũng như kiểm tra đối với các nước khác.
Bộ NN-PTNN đánh giá có hàng nghìn loại thuốc bảo quản nhưng với một loại trái cây, họ chỉ sử dụng một số loại thuốc chứ không sử dụng tất cả. Vì vậy, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, khi các đơn vị tổ chức giám sát cần thực hiện theo quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro.
Táo nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được giám sát chặt chẽ |
Theo quy định, trước khi cho phép nhập khẩu vào Việt Nam, cơ quan của hai nước phải có thoả thuận, thông báo về quy trình sản xuất, bảo quản ở nước mình và có những cam kết công nhận lẫn nhau về sự giám sát của hai bên. Song, khi qua biên giới, cơ quan chức năng lại tiến hành giám sát lại trên cơ sở phân tích từng loại trái cây, loại hóa chất có thể sử dụng trên trái cây đó.
Bên cạnh đó, một nước xuất khẩu nông sản sang Việt Nam cũng phải đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, chẳng hạn trước lo ngại thịt bò của Pháp có liên quan đến bệnh bò điên, Bộ NN-PTNN cho biết sẽ đánh giá diễn biến của bệnh này ở Pháp và có tham khảo đánh giá từ nước khác. Đến khi Pháp cung cấp đủ thông tin và khẳng định không có nguy cơ về bệnh bò điên thì lúc này Việt Nam mới cho phép nhập khẩu.
Theo Vef