Hàng thủ công mỹ nghệ và cơ hội chiếm lĩnh thị trường Nhật

Thứ ba, 29/01/2013, 13:45
Nhật Bản được xem là thị trường tiềm năng về tiêu thụ các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, việc tìm cơ hội để vào thị trường này hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn.

Tại hội thảo “Nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm và tiếp cận thị trường Nhật Bản cho hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất của Việt Nam”, do Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư và Du lịch Asean-Nhật Bản (AJC) tổ chức ngày tại TP HCM ngày 15/1, ông Hiroshi Sakamoto, chuyên gia về hàng trang trí nội thất đã đúc kết những điểm mấu chốt để doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Nhật.

hàng thủ công mỹ nghệ
Ông Hiroshi lấy dẫn chứng: Nhà của người Nhật phần lớn nhỏ hẹp nên các sản phẩm sản xuất ra lớn quá thì sẽ không bán được ở thị trường Nhật. Trong ảnh: Một mẫu vỏ gối sopha với thiết kế khó bán ở thị trường Nhật.

Ông nói: “Doanh nghiệp Việt cần phải hiểu rõ thị hiếu của người Nhật để thiết kế những sản phẩm phù hợp; chú trọng đến tính ưu việt của sản phẩm; quản lý sản xuất tốt để có giá cả phù hợp. Đặc biệt, yếu tố quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tự mình làm ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo, mang bản sắc riêng và có tính khu vực Việt Nam".

Do vậy, để chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt cần tăng cường khâu thiết kế sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo tính năng ứng dụng cao trong cuộc sống.

Ngoài ra, tại hội thảo, ông Hiroshi Sakamoto còn giới thiệu về thị trường bán lẻ, hệ thống phân phối và các kênh phân phối trong tương lai tại Nhật. Một số kênh phân phối được cho là phù hợp với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và hàng trang trí nội thất như: Cửa hàng bách hóa, Trung tâm mua sắm, Cửa hàng tự chọn, Cửa hàng tiện ích, Siêu thị, trang thương mại điện tử Rakuten hay Amazon,…

Được biết, đây là hoạt động nằm trong Chương trình hỗ trợ tiếp cận thị trường Nhật Bản cho hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất của bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Theo đó, AJC sẽ cử chuyên gia vào từng nước tư vấn cho doanh nghiệp về phát triển sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đồng thời giúp chọn ra 4 doanh nghiệp có hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất chọn sản phẩm phù hợp đi tham dự hội chợ triển lãm hàng trang trí nội thất (Interior Lifestyle) vào tháng 6/2013 tới đây tại Tokyo, Nhật Bản.

Ban tổ chức sẽ miễn phí tiền thuê gian hàng, chi phí trưng bày và quảng cáo tại hội chợ; hỗ trợ một phần chi phí gửi hàng mẫu, 30% tiền vé máy bay khứ hồi, 100% tiền khách sạn cho doanh nghiệp được chọn.

Một số mẫu thiết kế được thị trường Nhật ưa chuộng

Gốm sứ Nhật Bản

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

Gốm sứ Bắc Âu

hàng thủ công mỹ nghệ

Gốm sứ Châu Âu

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

Gốm sứ từ các nước Châu Á

hàng thủ công mỹ nghệ

Gốm sứ Việt Nam

hàng thủ công mỹ nghệ

Sơn mài

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

Phụ kiện thời trang và túi xách

hàng thủ công mỹ nghệ

Hàng thêu: Vỏ gối sopha

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

Ga giường

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

Khăn trải bàn

hàng thủ công mỹ nghệ

Chăn bằng vải in hoa

hàng thủ công mỹ nghệ

Hàng cói

hàng thủ công mỹ nghệ

hàng thủ công mỹ nghệ

Theo baomoi

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích