Trong một công trình nghiên cứu mới được đăng tải trên Nature Communications, các nhà khoa học đã tiết lộ cách xây dựng chip máy tính từ gỗ.
Đương nhiên các nhà khoa học không phải các nghệ nhân điêu khắc để tạo nên các con chip máy tính từ một cây gỗ tự nhiên. Xin đừng hiểu lầm.
Loại gỗ mà các nhà khoa học sử dụng là loại sợi nano cellulose (cellulose nanofibril - CNF). Loại sợi này mỏng, linh hoạt và khi được phủ một lớp epoxy thì nó sẽ không trương nở cũng như hút ẩm như các loại gỗ thông thường (Hẳn là bạn cũng không muốn chiếc máy tính của mình dễ dàng bị biến dạng).
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng CNF như một chất nền hoặc lớp cơ bản cho các bảng mạch điện tử trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học hy vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ đưa ra một giải pháp thân thiện với một trường để giải quyết vấn nạn rác thải điện tử hiện nay.
Chip máy tính trong tương lai có thể làm từ gỗ. Ảnh minh họa. |
Gỗ là một tài nguyên có thể tái tạo không giống như nhiều giải pháp dựa trên dầu mỏ mà các nhà sản xuất sử dụng để sản xuất trong các con chip máy tính hiện nay. Ngoài ra, gỗ còn có một lợi thế khác: Nó có thể phân hủy.
“Rất nhiều vật liệu trong một con chip sẽ được hỗ trợ. Chúng tôi chỉ sử dụng chưa tới vài micromet cho những thứ khác”, người đứng đầu nghiên cứu Zhenqiang “Jack” Ma nói trong báo cáo. “Bây giờ, những con chip máy tính sẽ an toàn tới mức bạn có thể để chúng trong rừng và nấm sẽ phân hủy chúng. Chúng trở nên an toàn giống như một thứ phân bón”.
Sẽ còn khá nhiều năm trước khi những chiếc máy tính có chip làm từ gỗ được bán tại các cửa hàng. Tuy nhiên, những chiếc máy tính giống như phân bón không phải là một ý tưởng điên rồ.
Người tiêu dùng có xu hướng xử sự với các thiết bị điện tử giống như đồ dùng một lần. Tuy nhiên, không giống như một chai thủy tinh có thể tái chế hay thực phẩm trở thành phân bón. Những chiếc máy tính, điện thoại được vứt vào sọt rác nhưng chúng không biến mất.
Mỗi năm, thế giới thải ra 40 triệu tấn rác thải điện tử không thể tái chế. Việt Nam mỗi năm cũng thải ra 90 ngàn tấn. Nhiều tổ chức đã nỗ lực để tái chế loại rác thải này hoặc khai thác các kim loại quý như vàng từ chúng. Tuy nhiên, vẫn còn một khối lượng lớn rác thải điện tử nằm trong các bãi rác.
Bằng việc thay đổi vật liệu chế tạo ra các thiết bị điện tử, Zhengqiang và các đồng sự của mình đang cố gắng giải quyết vấn nạn rác thải điện tử ngay từ gốc rễ. Thay vì chờ đợi bạn vứt chiếc điện thoại hay máy tính vào thùng rác và đau đầu tìm cách xử lý chúng, họ đã tìm cách giải quyết ngay từ đầu vào.
Theo Khám Phá