"Không có khoa học công nghệ doanh nghiệp sẽ chết"

Thứ bảy, 03/10/2015, 14:25
Với sự phát triển và cạnh tranh khốc liệt như thị trường hiện nay, sự sống còn của các doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào khoa học và công nghệ.

Các nhà khoa học đến công ty chúng tôi từ 8,9 năm nay rồi vì với xí nghiệp và một công ty như thế này mà không có sự hỗ trợ của các nhà khoa học thì không thể tiến được, không thể sống được”.

Ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông đã chia sẻ như vậy tại buổi tọa đàm: “Gặp gỡ những doanh nhân tiên phong rong công nghệ sáng tạo trên trang báo Tia sáng” được tổ chức chiều 2/10. Buổi tọa đàm được thực hiện trong khuôn khổ Chợ Công nghệ và Thiết bị Quốc tế Việt Nam 2015 (Techmart 2015) diễn ra từ ngày 1-4/10 tại Hà Nội.

Các nhà sáng chế giới thiệu công nghệ tại Techmart 2015

Là một trong số 4 diễn giả của buổi tọa đàm, ông Thăng dẫn từ câu chuyện của chính công ty mình để làm ví dụ.

Theo đó, ông Thăng cho biết doanh nghiệp này từng đứng bên bờ vực phá sản, có lúc đã phải đóng cửa tới 6 tháng nhưng cũng nhờ khoa học công nghệ đã ‘cứu’ được bàn thua.

Ông Thăng kể lại, để chống đỡ với sự tấn công của đèn Led, Công ty đã thành lập trung tâm Anview, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực chiếu sáng. Nhờ có các nhà khoa học trung tâm Anview, công ty đã có hệ thống đèn compact thế hệ mới, nâng mức tuổi thọ của đèn từ 4000h lên 8000h, mà thậm chí 9000h.

Ông Thăng cũng cho rằng, để doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp phải làm thế nào để các nhà khoa học có động cơ làm việc là điều rất quan trọng. Lãnh đạo doanh nghiệp phải có niềm tin với các nhà khoa học, mạnh dạn tạo điều kiện để họ phát triển.

“Về phía các nhà khoa học, chúng tôi thấy cần phải có sự kiên nhẫn, các kỹ năng nghiên cứu, phân tích, giải quyết vấn đề. Thực hiện khoa học phải song song với quản trị để song hành với các kế hoạch của doanh nghiệp”, ông Thăng chia sẻ.

Với một công ty như thế này mà không có sự hỗ trợ của các nhà khoa học thì không thể tiến được, không thể sống đượcGần chục năm qua sự tham gia của các nhà khoa học đối với doanh nghiệp đã làm thay đổi cục diện”, ông Thăng thừa nhận.

Chia sẻ với doanh nghiệp về vai trò của khoa học cũng như sự ứng dụng nó tại các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng: “Chúng ta phải làm sao hai trong một, một con người Việt Nam vừa có tinh thần doanh nghiệp nhưng mà có tinh thần những người làm khoa học thì đất nước chúng ta sẽ phát triển nhanh hơn”.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết, năm 2015 Việt Nam đã xếp hạng 52/141 quốc gia của thế giới về đổi mới sáng tạo.

Theo ông Quân, làm sao chúng ta đuổi kịp Malaysia? Bóng đá, xuất khẩu bao giờ đuổi kịp Malaysia? Bao giờ năng suất lao động đuổi kịp Malaysia? Thế nhưng riêng khoa học công nghệ, năm nay chúng ta đuổi kịp họ. Tuy nhiên để giữ được vị trí thứ 3 này của ASEAN lâu dài điều đó không chỉ phụ thuộc vào những doanh nhân có tinh thần khoa học mà còn cả những nhà khoa học có tinh thần doanh nghiệp.

Bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào khoa học công nghệ, tìm cách đưa khoa học vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, Bộ trưởng nói: “Tôi mong các nhà khoa học, hãy suy nghĩ về hoạt động khoa học công nghệ của mình bám sát với kinh doanh, nếu là doanh nghiệp hãy nghĩ đến việc sử dụng khoa học công nghệ như là một cứu cánh cho mình”.

Với vai trò người đứng đầu cơ quan Nhà nước về khoa học, Bộ trưởng khẳng định: “Chúng tôi là những nhà quản lý, chúng tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa khoa học công nghệ vào trong sản xuất, tạo ra bầu không khí cơ chế chính sách thông thoáng, thuận lợi nhất khuyến khích những người làm doanh nghiệp và những người làm khoa học đưa đất nước chúng ta phát triển nhanh và bền vững”.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong ngày đầu khai mạc đã có 14 hợp đồng, biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết với tổng giá trị là 326 tỷ 760 triệu đồng được ký kết. Trong đó, hợp đồng có giá trị lớn nhất có giá trị 150 tỷ đồng chuyển giao công nghệ lò đốt rác thải sinh hoạt giữa bên bán là Công ty TNHH khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường và bên mua là Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường. Hợp đồng có giá trị lớn thứ nhì cũng lên tới 120 tỷ đồng. Trong những ngày diễn ra Techmart, dự kiến sẽ có hàng trăm hợp đồng, biên bản ghi nhớ được tiếp tục ký kết.

Theo Khám Phá

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích