“Nghệ thuật” kiếm lời khủng của Apple

Thứ tư, 08/02/2012, 14:39
Lợi nhuận mà Apple kiếm được đang không ngừng “phình to” ra và đứng đằng sau đó là cả một bước đi đầy tính toán của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

 

Apple đạt mức lợi nhuận khổng lồ nhờ "nghệ thuật" kiếm tiền cao thủ.


Đội ngũ công nhân tại Foxconn và các nhà máy khác ở châu Á đang phải gồng mình lên để theo kịp với lượng cầu dường như là vô độ của thế giới đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo”.

 

Trên mỗi chiếc iPhone, iPod, iPad và cả laptop Mac luôn có dòng chữ “Được thiết kế bởi Apple tại California. Được lắp ráp tại Trung Quốc”. Bản thân các linh kiện làm nên các sản phẩm của “Quả táo” đến từ hơn 150 công ty rải khắp nơi trên thế giới. Phần lớn các bộ phận ăng-ten, kính, kim loại, cảm biến và nhựa này được sản xuất ở nước ngoài.

 

Làm thế nào Apple có thể tìm thấy các bộ phận này và sản xuất các sản phẩm của hãng, hoàn toàn ở nước ngoài, là giao thức chuẩn trong lĩnh vực công nghệ. Các công ty điện tử cho biết những nhà máy sản xuất ở châu Á có giá thành phải chăng và linh hoạt hơn các nhà máy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

 

Tuy nhiên, là công ty công nghệ được định giá cao nhất thế giới hiện nay, Apple được nhiều người đánh giá như một mô hình có vai trò quan trong trong kinh doanh. Và sự phụ thuộc của Apple vào nhân công nước ngoài giá rẻ - đặc biệt là tại các nhà máy dưới sự điều hành của Foxconn ở Trung Quốc - gần đây đã nhận được sự “chăm sóc” kỹ lưỡng từ giới báo chí truyền thông như CNN, New York Times…

Foxconn, thuộc sở hữu của tập đoàn Hon Hai Precision Industry, hiện đang phục vụ một loạt những gã khổng lồ công nghệ, bao gồm Apple, Amazon.com, HP, Microsoft…. Thời gian qua, cả Apple và Foxconn đều bị chỉ trích vì để xảy ra một loạt các vụ tự tử của công nhân trong năm 2010 và duy trì các điều kiện lao động mà các nhóm nhân quyền khẳng định là vô nhân đạo.

 

Đội ngũ công nhân tại Foxconn và các nhà máy khác ở châu Á đang phải gồng mình lên để theo kịp với lượng cầu dường như vô độ của thế giới đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo”.

 

Trong suốt 3 tháng cuối năm 2011, Apple đã bán ra được 37 triệu chiếc iPhone, 15,4 triệu chiếc iPad, 15,4 triệu chiếc iPod và 5,2 triệu chiếc máy tính Mac, theo bản báo cáo tài chính mà Apple công bố. Nhờ đó, Apple đã đút túi 46,3 tỷ USD doanh thu và 13,1 tỷ USD lợi nhuận, gấp đôi những gì mà Apple kiếm được trong cùng kỳ năm trước.

 

Câu hỏi đặt ra là con số lợi nhuận Apple công bố từ đâu đến? Hãy thử lấy điện thoại iPhone làm ví dụ cho câu trả lời. Theo đó, iPhone 4S được bán ra với mức giá 199 USD nếu khách hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông trong 2 năm. Nhưng các nhà mạng bao gồm AT&T, Sprint Nextel và Verizon Wireless đã trả cho Apple nhiều hơn giá bán của một chiếc điện thoại iPhone 4S để được bán thiết bị này với một mức giá thấp hơn, một quá trình được gọi là trợ giá. Để nhận được một chiếc iPhone miễn hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc đã “mở khóa”(unlock), khách hàng sẽ phải trả cho Apple ít nhất là 649 USD.  

 

Apple biết sử dụng tiềm năng lao động giá rẻ ở châu Á để phát triển những sản phẩm đắt đỏ.  


Giá thành của các bộ phận và quá trình sản xuất đối với một chiếc iPhone 4S ước tính vào khoảng 196 USD, theo hãng nghiên cứu IHS iSuppli. Như vậy, Apple đã thu vào ít nhất 453 USD với một chiếc điện thoại miễn hợp đồng sử dụng dịch vụ. Công tác tiếp thị và nghiên cứu có thể ngốn thêm một chút ít tiền trong số này nhưng sẽ chẳng có vấn đề gì to tát cả, Apple đang kiếm được lợi nhuận khá lớn trên mỗi chiếc điện thoại mà họ bán ra, nhà phân tích Tom Dinges của iSuppli nhận định.

 

Apple hiện có hơn 60.000 nhân viên, phần lớn trong số họ đang làm việc tại các cửa hàng bán lẻ của hãng. Để xây dựng các bộ phận và lắp ráp sản phẩm, Apple đã có một danh sách dài các đối tác. Đó là chiến lược được đánh giá là khôn ngoan của Apple để tránh việc phải phụ thuộc vào bất cứ một nhà sản xuất nào và để có được những thỏa thuận có lợi cho Apple trên mỗi linh kiện từ nhiều công ty cạnh tranh nhau.

 

Tuy vậy, Apple đang cố gắng để giảm thiểu số lượng các công ty đối tác của hãng, Dinges cho hay. Bằng cách đó, Apple lại nắm trong tay nhiều ảnh hưởng hơn bởi họ là một trong những khách hàng mang lại nguồn thu lớn nhất cho các đối tác. Tất nhiên, bất cứ công ty nào cũng chăm sóc kỹ khách hàng lớn nhất của họ.

 

Trong một bản báo cáo về chuỗi cung ứng của mình, Apple cho biết 156 công ty chiếm tới 97% số tiền chi cho các linh kiện, việc sản xuất và lắp ráp các sản phẩm. Khi khách hàng là một “đại gia” như Apple thì việc giành được một hợp đồng với gã khổng lồ công nghệ Mỹ này là một sự kiện lớn đối với cả 156 công ty trên.

 

Được gắn với tên tuổi của Apple đồng nghĩa với việc uy tín của nhà cung ứng tăng lên nhưng Apple là một người đàm phán khôn ngoan từ cách họ phát triển một chiếc iPad cho đến cách họ cho thuê và xây dựng các cửa hàng bán lẻ riêng của mình. Thực tế này buộc các đối tác của Apple gia tăng áp lực lên đội ngũ công nhân và cắt giảm mọi chi phí để tăng lợi nhuận.

 

Trong một tuyên bố mới đây với CNN, Apple cho biết những kỳ vọng đối với các nhà cung ứng của hãng về hiệu quả công việc không ngừng tăng lên mỗi năm. Apple khẳng định hãng đã tiến hành 229 cuộc kiểm toán các nhà cung ứng hồi năm ngoái và báo cáo kết quả công khai trên mạng.

 

“Chúng tôi quan tâm đến mọi công nhân trong chuỗi cung ứng của mình trên toàn cầu.”, Apple cho biết “Chúng tôi nhấn mạnh rằng các nhà cung ứng của chúng tôi cung cấp những điều kiện làm việc an toàn, đối đãi công nhân với sự kính trọng và sử dụng các quy trình sản xuất có trách nhiệm với môi trường ở bất cứ nơi nào mà sản phẩm của Apple được sản xuất. Các nhà cung ứng của chúng tôi phải đáp ứng được tất cả những yêu cầu này nếu họ muốn tiếp tục kinh doanh với Apple”.

 

Theo Dantri

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích