Máy tính “siêu rùa” khởi động mất 6 tiếng

Thứ năm, 19/04/2012, 16:14
Sử dụng các linh kiện hợp tiêu chuẩn nghĩa là sẽ có lúc máy tính của bạn sẽ không thể chậm hơn được nữa, đơn giản là các linh kiện cũ hơn nữa sẽ không chạy với các phần mềm mới. Đơn cử, bạn không thể chạy Windows 8 CP (Consumer Preview) trên cái máy 486 mà bạn chôn vùi trong góc tối nhất, sâu nhất trên gác xép.

>>Mua ổ cứng gắn ngoài nhận được “siêu” USB 
>>CEO Facebook trả giá siêu đẳng

Tuy nhiên, nếu bạn không công nhận chân lý đó, và thực sự muốn cống hiến thời gian, tiền bạc cho chiếc máy tính tệ nhất thế giới của mình, vẫn có giải pháp cho bạn. 


Chuyên gia “lạc xoong” Dmitry Grinberg đã load được Ubuntu (một hệ điều hành Linux phổ biến) – bao gồm cả X (hệ thống của sổ trên Linux) và giao diện GNOME – mà chỉ sử dụng một vi điều khiển 8-bit. Nếu bạn thấy xa lạ với Atmega1284p của Atmel, thì đó là một vi điều khiển được thiết kế cho các tác vụ cực kỳ đơn giản, như Arduino (bo mạch nhỏ dùng để điều khiển các thiết bị điện tử đơn giản), hay các robot tự hành của sinh viên.
 
Tuy làm rất tốt nhiệm vụ của mình, nhưng nó không được thiết kế để tải một hệ điều hành hoàn chỉnh với giao diện đồ họa, càng không phải một hệ điều hành 32-bit. Và thực tế, nếu bạn lỡ dại hỏi một chuyên gia nào đó rằng có thể chạy được Linux trên một con vi điều khiển không, anh ta sẽ lập tức vùi mặt vào 2 bàn tay mà trả lời “không” với bạn. Thế giới của lập trình nhúng và các PC khác nhau trời vực như thế đó.
 
Bất chấp các thử thách như không thể vượt qua đó, Grinberg đã tìm ra cách khắc phục. Hệ thống của anh ta đã load được Ubuntu 9.04 (Jaunty Jackelope) trong 6 tiếng. Bạn không đọc nhầm đâu, 6 tiếng, và đó là chưa bao gồm X. Chỉ để tới được màn hình Bash (môi trường dòng lệnh trên Linux tương tự DOS của Windows) đã mất đến 2 tiếng vật lộn.
 
Nhưng làm thế nào anh ta có thể thực hiện điều đó? Chuyện trở nên phức tạp từ đây, nhưng nói ngắn gọn là thông qua phép màu của giả lập. Grinberg đã dùng một vi điều khiển 8-bit và giả lập nó thành vi xử lý 32-bit ARMv5TE SoC (bạn có thể tìm thấy nó trong các máy tính mini SheevaPlug chạy Ubuntu của Marvell), nhưng đó mới là khởi đầu. Anh ta phải hàn lại nhiều mối hàn để hệ thống giả lập hoạt động được. Và kết quả là một “siêu máy tính” chạy ở tốc độ xung “chóng mặt” 6.5KHz (để dễ so sánh, vi xử lý Pentium đầu tiên cách đây 20 năm có tốc độ 60MHz, nhanh hơn siêu máy tính của chúng ta 10.000 lần, chưa kể khác biệt về cấu trúc nền tảng).
 

Theo Xahoithongtin

Các tin cũ hơn