>>Bên trong nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới
>>Sự khắc nghiệt trong nhà máy sản xuất iPhone và iPad
Trong hội nghị D10: All Things Digital vừa diễn ra, TGĐ Tim Cook cho biết muốn công ty mình sản xuất thêm nhiều linh kiện nữa và thậm chí là lắp ráp chúng tại đây. Tuy nhiên, không dễ dàng như thế.
Cook thừa biết điều này sau một thời gian dài làm điều hành. Dù ngành công nghiệp chất bán dẫn của Mỹ không tệ, nhưng không có nhiều nhà máy sản xuất công nghệ cao tại đây. Có nhiều lí do Apple không muốn sản phẩm làm ra tại quốc gia của mình, vì đơn giản không tốt cho kinh doanh.
Tim Cook trên sân khấu All Thing D.
Hồi tháng 1/2012, Thời báo New York đăng tải bài viết về vấn đề kể trên, trong đó có đoạn viết: “Nó không phải chỉ vì giá nhân công nước ngoài rẻ hơn. Lãnh đạo Apple tin rằng quy mô khổng lồ của các nhà máy ngoại quốc cũng như tính linh hoạt, sự siêng năng và kĩ năng công nghiệp của công nhân nước ngoài cũng đánh bại đồng nghiệp Mỹ của họ. Vì thế, cụm dấu hiệu “Made in the USA” không phải là lựa chọn cho sản phẩm của Apple.”
Nhân viên Mỹ của Apple có thể tận hưởng bổng lộc tuyệt vời trong khi công nhân trong chuỗi cung ứng nguồn của họ lại phải sống trong 8.000 phòng kí túc, sẵn sàng thức dậy lúc nửa đêm để bắt đầu ca làm việc sản xuất các phần mới cho một chiếc iPhone vừa nhận được thay đổi thiết kế phút chót từ Mỹ kéo dài 12 tiếng.
Hãy tưởng tượng điều tương tự với công nhân Mỹ. Liên đoàn lao động không cho phép điều này, và phần xã hội còn lại cũng không. Trong hệ thống tiền tệ, doanh nghiệp không thể thắng trên thị trường tự do nếu không tận dụng mọi lợi thế sẵn có, mà ở đây, với Apple là nguồn lao động giá rẻ, sự linh hoạt và tốc độ thần tốc từ nước ngoài.
Vì thế, miễn là có lựa chọn thay thế rẻ tiền hơn, Apple hay bất cứ công ty Mỹ được đánh giá cao nào khác sẽ đều chọn nó.
Nói như thế không đồng nghĩa sẽ không có gì thay đổi. TGĐ Tập đoàn đa quốc gia GE Jeff Immelt tuyên bố Mỹ đang trở nên cạnh tranh hơn sau hàng thập kỉ suy thoái. Tiền lương ở Mỹ vẫn cao – tốt cho cá nhân nhưng xấu cho doanh nghiệp – nhưng kĩ năng, tính linh hoạt và tốc độ đang dần nâng cao.
Câu hỏi ở đây là nước Mỹ có thực sự muốn cạnh tranh với Trung Quốc khi quyền con người và tiêu chuẩn sống ở hai nơi có nhiều khác biệt? “Made in America” là khẩu hiệu đẹp, nhưng không phải chiến lược cần thiết cho công ty toàn cầu.
Trong trường hợp của Tim Cook, có ít lí do để ông phải bơi ngược dòng. Điều Apple có thể làm là đảm bảo đối tác cung cấp nguồn hoạt động theo quy định pháp luật địa phương. Song nếu muốn Apple hoạt động khác với toàn ngành công nghiệp, người ta cũng phải gây áp lực tương tự lên Samsung, Dell, HP và Sony cùng với chính phủ tại các quốc gia có nhà máy sản xuất, và mọi nhà cung cấp trung gian. Đó là trở ngại lớn nhất mà không tổ chức đơn lẻ nào đủ sức vượt qua.
Theo ictnews