Lý giải nguyên nhân hiện tượng người ăn thịt người

Thứ ba, 05/06/2012, 14:51
Thời gian gần đây, việc liên tiếp xảy ra các vụ án người ăn thịt người gây rúng động thế giới đã khiến các chuyên gia phải “đau đầu” trước câu hỏi: có hay không sự tồn tại của hiện tượng này trong thế giới hiện đại?


Ngày 26/5 vừa qua, dư luận thành phố Miami, bang Florida (Mỹ) chấn động trước vụ tấn công tưởng chừng chỉ có trong phim kinh dị của tên sát nhân Rudy Eugene nhằm vào Ronald Poppo - một người đàn ông vô gia cư. Hắn đã điên cuồng lao vào cắn xé khuôn mặt nạn nhân cho đến khi cảnh sát buộc phải nổ súng.
 

Tên sát nhân man rợ Rudy Eygene (trái) và nạn nhân của hắn.


Theo nhận định ban đầu, một loại thuốc gây nghiện có tên “muối tắm” chính là nguyên nhân của hành động vô cùng man rợ này. Là sản phẩm chứa methylenedioxypyrovalerone (MDPV) - loại chất kích thích gây ảo giác, “muối tắm” gây ra tình trạng mê sảng hoang tưởng, kết hợp với sức mạnh bất thường dẫn đến hành vi bạo lực khủng khiếp.

Và chỉ vài ngày sau đó, một vụ án tương tự cũng diễn ra tại Mỹ. Alexander Kinyua - sinh viên trường Đại học bang Morgan đã thú nhận là thủ phạm giết hại, chặt xác, ăn tim và não của người bạn cùng phòng. Mặc dù động cơ của Kinyua vẫn chưa được làm rõ nhưng nhiều người tin rằng nó liên quan đến “niềm tin ma thuật” của người châu Phi. Kinyua đến từ Kenya - một quốc gia nằm ở Đông Phi, nơi có đức tin vô cùng mạnh mẽ rằng các bộ phận cơ thể mang đến những khả năng kỳ diệu.

Ngược lại khoảng thời gian cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, người dân Mỹ hẳn vẫn chưa quên hành động không thể bào chữa của một người đàn ông ở bang Ohio tên là Henry Heepe khi giết chết, chặt xác và nấu chín chính người mẹ của mình vì nghi ngờ đó là một con “ma cà rồng”.

Trước hàng loạt câu chuyện ghê rợn ấy, các nhà khoa học gần đây đã chỉ ra rằng mặc dù hiện tượng ăn thịt đồng loại ở con người là rất hiếm trong thế giới hiện đại, nhưng nó vẫn tồn tại dai dẳng.

Đó từng là hiện tượng khá phổ biến có liên quan tới yếu tố phép thuật và là một thực tế được chấp nhận trong một số bộ lạc thời cổ đại, nhà nhân chủng học William Arens tại Đại học bang New York cho biết.

Và trong khi dư luận thi nhau “đoán già đoán non” về sự xuất hiện của những “thây ma ăn thịt người” thì giới khoa học lại tin rằng ma túy, hiện tượng mê tín dị đoan cũng như những niềm tin nhuốm màu thần bí mới là câu trả lời.
 

Theo ictnews

Các tin cũ hơn