Hài cốt người phụ nữ này có niên đại ở thế kỷ 16 khi mà bệnh dịch hạch tàn phá Châu Âu, giết chết khoảng 50 nghìn người, tức gần 1/3 dân số của thành phố. Theo lý giải của của Nuzzolese và Borrini ở Đại học Florence (Ý) trên Tạp chí Khoa học Pháp vào năm 2010, hài cốt người phụ nữ này được bọc trong một tấm vải liệm và được coi là một con ma cà rồng. Cần có tấm vải liệm bao bọc vì khi xác chết co lại, các bộ phận như móng tay chân có thể phát triển thành ma cà rồng. Viên gạch nhét vào miệng hài cốt có lẽ để xua đuổi con quái vật đó và được cho là bằng chứng đầu tiên về việc chôn cất ma cà rồng trong khảo cổ học.
Đầu lâu hài cốt có gạch nhét vào miệng bị nghi là ma cà rồng.
Trái ngược với quan điểm trên, nhà nhân chủng học vật lý Simona Minozzi ở Đại học Pisa ở Italy cho rằng, viên gạch kia chỉ vô tình rơi vào miệng hài cốt người phụ nữ. Những lập luận mà nhóm của Borrini đưa ra không đủ thuyết phục. Theo Minozzi xung quanh hài cốt có rất nhiều gạch, đá. Vì hàm các xác chết thường mở rộng nên rất có thể gạch đá sẽ rơi vào đó. Hơn nữa cũng không có bằng chứng rõ ràng về tấm vải liệm tại vị trí xương đòn của bộ hài cốt trên. Minozzi gọi ý tưởng về ma cà rồng chỉ là sự vô nghĩa. Nhưng vài năm gần đây ở Ý lại rộ lên những tin về ma cà rồng. Cô cho rằng, đó chỉ là sự gây chú ý và thu hút tài trợ nghiên cứu.
Phía Borrini bác bỏ ý kiến trên và sẽ tiến hành thảo luận chi tiết vùng khai quật được hài cốt này để chứng minh giả thuyết của mình.
Theo Datviet