Cỏ Mỹ' là hỗn hợp ma túy nguy hiểm. |
Những gói cỏ Mỹ lực lượng phòng chống ma túy thu được tại Bà Rịa - Vũng Tàu |
Hàng tấn lá khat núp bóng lá chè từng bị bắt tại Việt Nam Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất, ngày 4.6, lực lượng phối hợp phát hiện một lô hàng lá khat với trọng lượng 336kg. Lô hàng này được Công ty TNHH MTV XNK S.T.K (trụ sở ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhập khẩu từ Kenya (châu Phi) về VN. Công ty này vận chuyển số hàng trên về bằng đường hàng hóa, khai báo là trà xanh. Trước đó, công ty này nhập về VN 170 kg lá khat cũng bị lực lượng phối hợp bắt giữ vào ngày 25.5. Tinh vi hơn, ngày 17.5, Công ty TNHH ĐT và XTTM quốc tế S. (trụ sở ở Q.1, TP.HCM) nhập về 270kg lá khat được ngụy trang bằng cách ủ men đóng gói sẵn, và khai báo là chè đen. Điều tra mở rộng, lực lượng chức năng thu giữ thêm 100kg.
Liên tục bị bắt giữ, các đường dây nhập khẩu lá khat chuyển qua thủ đoạn mới là gửi bằng hình thức quà biếu. Ngày 29.5, ông V.Đ.H (ngụ Đồng Nai) đến kho hàng sân bay Tân Sơn Nhất nhận “lô hàng” quà biếu từ Kenya gửi về thì bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện bên trong có 290kg lá khat.
Sau khi lá khat được đưa lậu vào VN, một lượng không nhỏ được “phù phép” mang tên loại lá cây khác, có xuất xứ VN để xuất khẩu đi các nước khác. Điển hình, ngày 18.5, Công ty TNHH XNK C.G (trụ sở tại Q.7) làm thủ tục xuất khẩu 34kg lá khat đi Mỹ, nhưng khai báo “lá henna” đã sấy khô dùng để chế tạo “mực xăm henna”.
Đáng chú ý, số lượng lá khat trên đã qua mặt Cục Kiểm dịch thực vật (Bộ NN-PTNT) và được cơ quan này cấp giấy phép xuất khẩu đi Mỹ. Do khai báo gian dối cộng với giấy phép chứng nhận lá khô sử dụng chế tạo mực nên lô hàng này được phân bổ vào luồng xanh miễn kiểm tra. Tuy nhiên, lực lượng phối hợp kịp thời phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ kịp thời.
"Khat", còn có tên catha, là một loại cây có hoa được trồng nhiều ở vùng Sừng châu Phi, bán đảo Ả Rập, Trung Đông. Lá khat có chứa chất kích thích cathinone(*).
(*) Năm 2010, cathinone xuất hiện ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở Anh. Lúc đó, Liên minh châu Âu xếp cathinone vào nhóm bất hợp pháp. Sau đó tại Úc, Mỹ, New Zealand, cathinone cũng được xem là hợp chất nguy hiểm và được kiểm soát chặt chẽ. Năm 2012, một con nghiện ở Mỹ sau khi dùng ma túy cathinone đã cắn nát mặt một người đàn ông.
|