|
Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 132 công ty dịch vụ tài chính với 142 cơ sở thuộc 23/27 địa bàn; chỉ có 4 huyện là Hà Trung, Nga Sơn, Như Xuân, Quan Sơn là không có công ty dịch vụ tài chính. Đến nay, đã có 14 công ty dịch vụ tài chính dừng hoạt động, một số khác thì chuyển đổi sang dịch vụ cầm đồ. Trong đó, địa bàn thành phố Thanh Hóa có 10 công ty dừng hoạt động, Nga Sơn có 3 công ty, Thọ Xuân có 1 công ty.
Công an tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ ra những công ty dịch vụ tài chính quy mô lớn, phức tạp, có nhiều cơ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh là: Công ty TNHH Trường Cứu (Đông Anh, Hà Nội) có 5 cơ sở ở các huyện: Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn, Hậu Lộc, Hoằng hóa, Yên Định. Công ty TNHH dịch vụ tài chính Đại Tín có 9 cơ sở ở các huyện, thành phố: thành phố Thanh Hóa, Ngọc Lặc, thành phố Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Bá Thước, Thạch Thành.
Công ty TNHH Bảo Tín có 8 cơ sở ở các đơn vị: thành phố Sầm Sơn, Hoằng hóa, thành phố Thanh Hóa, Hậu Lộc, Thiệu Hóa. Trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã có Công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ Hưng Thịnh Phát. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 786 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Đây là loại hình kinh doanh khá phức tạp và nhạy cảm.
Theo thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa thì, hoạt động “tín dụng đen” tồn tại dưới 3 hình thức là cho vay dưới dạng Công ty tài chính; các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; các tổ chức, cá nhân có tiền, tài sản hoạt động tín dụng bất hợp pháp, cho vay lãi nặng.
Theo đó, chỉ tính trong năm 2018, tại Thanh Hóa đã khởi tối 31 vụ, 88 bị can có liên quan đến hoạt động tín dụng trái pháp luật; 97 trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ và công ty dịch vụ tài chính vị kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.
Theo Tiền Phong